Thành ngữ Chuột chạy cùng sào phản ánh số phận của kẻ xấu đến bước đường cùng. Đồng thời còn ngụ ý nói về sự túng quẫn của người lương thiện không may sa vào hoàn cảnh, tình huống bi đát.
Thành ngữ Chuột chạy cùng sào phản ánh số phận của kẻ xấu đến bước đường cùng. Đồng thời còn ngụ ý nói về sự túng quẫn của người lương thiện không may sa vào hoàn cảnh, tình huống bi đát.
Giải thích thêm
Sào:một thanh tre hoặc luồng (cây cùng loại với tre), đặt nằm ngang trong nhà hoặc ngoài sân để phơi quần áo. Nếu một đầu sào để lửng lơ, không chạm vào đâu cả thì khi chuột chạy đến đó không thể quay đầu lại, chỉ còn cách rơi xuống.
Chạy cùng sào:chạy đến điểm cuối cùng của chiếc sào
Đặt câu với thành ngữ:
Hắn ta đã rơi vào hoàn cảnh chuột chạy cùng sàorồi!
Công ty lâm vào cảnh phá sản, ban lãnh đạo chuột chạy cùng sào, ai nấy ôm đồ bỏ chạy.
Trước sự tấn công dữ dội của đối phương, đội bóng yếu thế chỉ còn biết cố gắng chống đỡ, chuột chạy cùng sào, mong sao có thể gỡ gạc bàn thua.
Tham khảo thêm câu chuyện Chuột chạy cùng sào
Ở nông thôn, chuột nhiều. Sào là một thanh tre hoặc luồng (cây cùng họ với tre, thân to, thành dày, cành không có gai, lá hình ngọn giáo) đặt nằm ngang trong nhà hoặc ngoài sân để phơi quần áo. Chuột chạy rất giỏi trên dây hoặc trên sào tre.
Nếu một đầu để lửng lơ, không chạm vào đâu cả thì chuột chạy đến đó không thể quay lại, chỉ còn cách rơi "bịch" xuống đất. Khi lụt lội, chuột trèo lên để nổi trên mặt nước. Chạy đến cuối sào, nó cũng chỉ có cách nhảy xuống nước. Chạy cùng sào tức là chạy đến điểm cuối cùng của cái sào, cũng là chốn cuối cùng của đời chuột.
Người làm việc xấu cũng vậy thôi. Như ăn trộm chẳng hạn, chạy trốn đến ngõ cụt hoặc bãi đồng, bờ sông, thì cũng coi như cùng đường, đành phải để cho người ta bắt.
Thành ngữ có nghĩa đen là chúng ta làm cho người đã chết đi sống lại một cách thần kì. Tuy nhiên, thành ngữ thường được sử dụng với nghĩa bóng là: chúng ta cứu giúp người, vật khác thoát khỏi cái chết cận kề.