Cho đoạn thẳng AB có độ dài 18 cm và trung điểm C của đoạn thẳng đó. Lấy điểm D thuộc đoạn thẳng CA và điểm E thuộc đoạn thẳng CB sao cho (AD = BE = 4,cm). Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng DE không? Vì sao?
Xem lời giảiVẽ đoạn thẳng AB = 9 cm. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho (AC = 6cm). Lấy điểm N nằm giữa A và sao cho C có là trung điểm của đoạn thẳng BN. a) Tính NC và NB b) Chứng tỏ N là trung điểm của đoạn thẳng AC
Xem lời giảiTrong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? a) Hai tia chung gốc Kp, Kg tạo thành đường thẳng pg gọi là hai tia đối nhau. b) Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc. c) Hai tia có chung điểm gốc thì đối nhau.
Xem lời giảia) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: đường thẳng xy với điểm A nằm trên xy, điểm M thuộc tia Ax, điểm N thuộc tia Ay. b) Viết tên một cặp tia đối gốc M. c) Viết tên một cặp tia trùng nhau gốc A
Xem lời giảiCho điểm M nằm trên tia AB. a) Hai điểm B, M nằm cùng phía hay khác phía đối với điểm A? b) Có thể khẳng định: “Điểm M luôn nằm giữa hai điểm A, B” không? Vì sao?
Xem lời giảia) Hãy kể tên hai tia chung gốc Q trong Hình 31. b) Hai tia Pd và PN có trùng nhau không? c) Hai tia MP và Mb có là hai tia đối nhau không? d) Điểm P nằm giữa hai điểm N, Q hay nằm giữa hai điểm M, Q?
Xem lời giảiCho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A thuộc tia Ox, OA = 6 cm. Lấy điểm B và C thuộc tia Oy sao cho OB = 6 cm và OC = 11 cm. Chứng tỏ rằng: a) O là trung điểm của đoạn thằng AB. b) Độ dài đoạn thẳng AC bằng 17 cm.
Xem lời giảiVẽ hình theo các cách diễn đạt sau: a) Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng và hai tia AB, AC. b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại N không nằm giữa B và C. c) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại M nằm giữa B và C.
Xem lời giảiCho ba điểm A, B, C. Khi nào: a) Hai tia BA, BC đối nhau? b) Hai tia CA,CB trùng nhau? c) Hai tia AB, AC không trùng nhau và cũng không đối nhau?
Xem lời giảiCho các điểm A_1,A_2,...,A_2000 phân biệt cùng thuộc một đường thằng. Có bao nhiêu cặp tia đối nhau? (Các tia trùng nhau tính là một tia)
Xem lời giải