Từ lớp 3 - lớp 12, có đáp án chi tiết
Câu hỏi trắc nghiệm chương III1. Cho ba điểm M(2; 0; 0), N(0; - 3; 0), P(0; 0; 4). Nếu MNPQ là một hình bình hành thì tọa đọ điểm Q là: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Cho ba điểm M(2; 0; 0), N(0; - 3; 0), P(0; 0; 4). Nếu MNPQ là một hình bình hành thì tọa độ điểm Q là: (A) (-2; -3; 4) (B) (3; 4; 2) (C) (2; 3; 4) (D) (-2; -3; -4) Lời giải chi tiết: MNPQ là hình bình hành ⇔→MN=→QP ⇔{0−2=0−xQ−3−0=0−yQ0−0=4−zQ ⇔{xQ=2yQ=3zQ=4 Vậy Q(2; 3; 4). Chọn (C). Câu 2 Cho ba điểm A(1;2;0),B(1;0;−1),C(0;−1;2). Tam giác ABC là: (A) Tam giác cân đỉnh A; (B) Tam giác vuông đỉnh A; (C) Tam giác đều; (D) Không phải như (A), (B), (C). Lời giải chi tiết: Ta có AB=√(1−1)2+(0−2)2+(−1−0)2=√5AC=√(0−1)2+(−1−2)2+(2−0)2=√14BC=√(0−1)2+(−1−0)2+(2+1)2=√11⇒AB2+BC2>AC2 AC>BC>AB Chọn (D) Câu 3 Cho tam giác ABC có A=(1;0;1), B=(0;2;3), C(2;1;0). Độ dài đường cao tam giác kẻ từ C là: (A) √26 (B) √262 (C) √263 (D) 26 Lời giải chi tiết: Ta có: →AB=(−1;2;2),→AC=(1;1;−1) Khoảng cách từ C đến đường thẳng AB là: h=|[→AC,→AB]||→AB|=√263. Chọn (C). Câu 4 Ba đỉnh của một hình bình hành có tọa độ là (1;1;1);(2;3;4);(6;5;2). Diện tích hình bình hành đó bằng: (A) 2√83 (B) √83 (C) 83 (D) √832 Lời giải chi tiết: A(1; 1; 1), B(2; 3; 4), C(6; 5; 2). SABCD=2SABC=|[→AB,→AC]| =2√83. Chọn (A). Câu 5 Cho A(1;0;0);B(0;1;0);C(0;0;1) và D(−2;1;−1). Thể tích của tứ diện ABCD là: (A) 1 (B) 2 (C) 13 (D) 12 Lời giải chi tiết: →AB(−1;1;0),→AC(−1;0;1)⇒[→AB;→AC]=(|1001|;|0−11−1|;|−11−10|)=(1;1;1)→AD(−3;1;−1)⇒[→AB,→AC].→AD=1.(−3)+1.1+1.(−1)=−3⇒VABCD=16|[→AB,→AC].→AD|=36=12. Chọn D Câu 6 Cho A(−1;−2;4);B(−4;−2;0);C(3;−2;1) và D(1;1;1). Độ dài đường cao của tứ diện ABCD kẻ từ đỉnh D là: (A) 3 (B) 1 (C) 2 (D) 12 Lời giải chi tiết: Độ dài đường cao của tứ diện ABCD kẻ từ D là khoảng cách từ D đến mp(ABC). →AB(−3;0;−4),→AC(4;0;−3)⇒[→AB;→AC]=(|0−40−3|;|−4−3−34|;|−3040|)=(0;−25;0)=−25(0;1;0) Suy ra mặt phẳng (ABC) đi qua A và nhận →n=(0;1;0) là vectơ pháp tuyến. ⇒h=d(D;(ABC))=|1+2|√1=3. Câu 7 Cho bốn điểm A(1;1;1),B(1;2;1),C(1;1;2) và D(2;2;1). Tâm I mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là: (A) (32,−32,32) (B) (32,32,32) (C) (3;3;3) (D) (3;−3;3). Lời giải chi tiết: Phương trình mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD có dạng x2+y2+z2−2ax−2by−2cz+d=0(1) Thay tọa độ của A, B, C, D vào (1) ta được hệ phương trình {3−2a−2b−2c+d=06−2a−4b−2c+d=06−2a−2b−4c+d=09−4a−4b−2c+d=0⇔{a=b=c=32d=6⇒I(32;32;32). Chọn (B). Câu 8 Bán kính mặt cầu tâm I(3;3;-4) tiếp xúc với trục Oy bằng: (A) 5 (B) 4 (C) √5 (D) 52. Lời giải chi tiết: Hình chiếu của I trên trục Oy là I’(0; 3; 0). Khoảng cách từ điểm I đến trục Oy bằng R=II′=√(−3)2+42=5. Chọn (A). Câu 9 Mặt cầu tâm I(2;1;−1) tiếp xúc với mặt phẳng tọa độ (Oyz) có phương trình là: (A) (x−2)2+(y−1)2+(z+1)2=4; (B) (x−2)2+(y−1)2+(z+1)2=1; (C) (x+2)2+(y+1)2+(z−1)2=4; (D) (x+2)2+(y−1)2+(z+1)2=2. Lời giải chi tiết: Mp(Oyz) có phương trình x = 0. Khoảng cách từ I đến mp(Oyz) là R=|2|√12+02+02=2. Vậy phương trình mặt cầu cần tìm là: (x−2)2+(y−1)2+(z+1)2=4 Chọn (A). Câu 10 Cho ba điểm A(1;1;3),B(−1;3;2) và C(−1;2;3).Mặt phẳng (ABC) có phương trình là: (A) x+2y+2z−3=0 (B) x−2y+3z−3=0; (C) x+2y+2z−9=0; (D) x2+2y+2z+9=0. Lời giải chi tiết: Mp(ABC) có vectơ pháp tuyến →n=[→AB,→AC]=(1;2;2). Vậy phương trình mặt phẳng (ABC) là: x+2y+2z−9=0 Câu 11 Cho ba điểm A(1;0;0),B(0;2;0),C(0;0;3). Phương trình nào sau đây không phải là phương trình mặt phẳng (ABC)? (A) x+y2+z3=1; (B) 6x+3y+2z−6=0; (C) 6x+3y+2z+6=0; (D) 12x+6y+4z−12=0. Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Mp(ABC) x1+y2+z3=1 Câu 12 Cho hai điểm A(1;3;−4) và B(−1;2;2). Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn AB là: (A) 4x+2y−12z−17=0; (B) 4x+2y+12z−17=0; (C) 4x−2y−12z−17=0; (D) 4x−2y+12z+17=0. Lời giải chi tiết: →AB=(−2;−1;6). Câu 13 Cho A(a; 0; 0), B(0; b; 0), C(0; 0; c), a, b, c là những số dương thay đổi sao cho 1a+1b+1c=2. Mặt phẳng (ABC) luôn đi qua một điểm cố định có tọa độ là: (A) (1; 1; 1) (B) (2; 2; 2) (C) (12,12,12) (D) (−12,−12,−12). Lời giải chi tiết: Phương trình mp(ABC): xa+yb+zc=1. Câu 14 Cho điểm A(−1;2;1) và hai mặt phẳng (P):2x+4y−6z−5=0 và (Q):x+2y−3z=0. Mệnh đề nào sau đây là đúng? (A) Mp(Q) qua A và song song với (P); (B) Mp(Q) không qua A và song song với (P); (C) Mp(Q) qua A và không song song với (P); (D) Mp(Q) không qua A và không song song với (P). Lời giải chi tiết: A∈(Q) và (Q) // (P). Câu 15 Cho điểm A(1;2;−5). Gọi M, N, P là hình chiếu của A lên ba trục Ox, Oy, Oz. Phương trình mặt phẳng (MNP) là: (A) x+y2−z5=1; (B) x+y2+z5=1; (C) x+y2−z5=0; (D) x+y2−z5+1=0. Lời giải chi tiết: Ta có M(1;0;0);N(0;2;0),P(0;0;−5). Câu 16 Cho mặt cầu (S):x2+y2+z2−2(x+y+z)−22=0 và mặt phẳng (P): 3x−2y+6z+14=0. Khoảng cách từ tâm I của mặt cầu (S) tới mặt phẳng (P) là: (A 1 (B) 2 (C) 3 (D) 4. Lời giải chi tiết: Tâm I(1; 1; 1). Câu 17 Mặt phẳng (P) cắt ba trục Ox, Oy, Oz tại A, B, C, trọng tâm tam giác ABC là G(−1;−3;2). Phương trình mặt phẳng (P) là: (A) x+y−z−5=0; (B) 2x−3y−z−1=0; (C) x+3y−2z+1=0; (D) 6x+2y−3z+18=0. Lời giải chi tiết: Giả sử A(a; 0; 0), B(0; b; 0), C(0; 0; c) thì G(a3;b3;c3)⇒a=−3,b=−9,c=6. Câu 18 Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh bằng 1. Gọi M là trung điểm cạnh BC. Tính khoảng cách từ A tới mặt phẳng (A’MD). Một học sinh làm như sau: Bước 1: Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. Kéo dài DM cắt AB tại E. Khi đó A=(0;0;0),E=(2;0;0)D=(0;1;0),A′=(0;0;1) Bước 2. Viết phương trình mặt phẳng (A’MD): x2+y1+z1=1⇔x+2y+2z−2=0. Bài giải trên đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở bước nào? (A) Đúng; (B) Sai ở bước 1; (C) Sai ở bước 2; (D) Sai ở bước 3. Lời giải chi tiết: Chon A Câu 19 Cho hai điểm A(1;−1;5) và B(0;0;1). Mặt phẳng (P) chứa A, B và song song với Oy có phương trình là: (A) 4x−z+1=0 (B) 4x+y−z+1=0 (C) 2x+z−5=0 (D) y+4z−1=0. Lời giải chi tiết: Mp(P) qua A và có vectơ pháp tuyến →n=[→AB;→j] với →j=(0;1;0). →AB(−1;1;−4)⇒[→AB;→j]=(|1−410|;|−4−100|;|−1101|)=(4;0;−1) Chon A Câu 20 Mặt phẳng (P) chứa trục Oz và điểm A(2;−3;5) có phương trình là: (A) 2x+3y=0; (B) 2x−3y=0; (C) 3x+2y=0; (D) 3x−2y+z=0. Lời giải chi tiết: Mp(P) qua O và có vectơ pháp tuyến →n=[→OA,→k] với →k=(0;0;1). →OA(2;−3;5)⇒[→OA;→k]=(|−3501|;|5210|;|2−300|)=(−3;−2;0) Chọn C Câu 21 Cho mặt phẳng (P) có phương trình x−y−1=0. Điểm H(2;−1;−2) là hình chiếu vuông góc của gốc tọa độ O trên một mặt phẳng (Q). Góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) là: (A) 300 (B) 450 (C) 600 (D) 900 Lời giải chi tiết: mp(Q) có vectơ pháp tuyến →m=→OH=(2;−1;−2) Câu 22 Cho điểm A(1; 2; 3) và đường thẳng d:x3=y−14=z+3. Phương trình mặt phẳng (A,d) là: (A) 23x+17y−z+14=0 (B) 23x−17y−z+14=0; (C) 23x+17y+z−60=0; (D) 23x−17y+z−14=0. Lời giải chi tiết: d có vectơ chỉ phương →u=(3,4,1) và đi qua M(0,1,−3). Vậy phương trình mặt phẳng cần tìm là: 23x−17y−z+14=0 Câu 23 Cho hai đường thẳng d1:x−11=y2=z−33;d2:{x=2ty=1+4tz=2+6t. Khẳng định nào sau đây là đúng? (A) d1,d2 cắt nhau; (B) d1,d2 trùng nhau; (C) d1//d2; (D) d1,d2 chéo nhau. Lời giải chi tiết: d1,d2 có cùng vectơ chỉ phương →u=(1,2,3) và A(1,0,3)∈d1, nhưng A∉d2. Vậy d1 // d2 Câu 24 Cho mặt phẳng (α):x+3y+z+1=0 và đường thẳng d:{x=1+ty=2−tz=2−3t. Tọa độ giao điểm A của d và (α) là: (A) A(3; 0; 4) (B) A(3;−4;0) (C) A(−3;0;4) (D) A(3;0;−4). Lời giải chi tiết: Thay x, y, z từ d vào (α) ta có: 1+t+3(2−t)+2−3t+1=0⇔t=2. Câu 25 Cho đường thẳng d:{x=2ty=1−tz=2+t. Phương trình nào sau đây cũng là phương trình của đường thẳng d? {x=2−2ty=−tz=3+t; (B) {x=4−2ty=−1+tz=4−t; (C) {x=4+2ty=1−tz=4+t; (D) {x=2ty=1+tz=2+t. Lời giải chi tiết: d đi qua M(4,−1,4) có vectơ chỉ phương →u=(2;−1;1). Câu 26 Cho hai điểm A(2;3;−1),B(1;2;4) và ba phương trình sau: (I){x=2−ty=3−tz=−1+5t;(II)x−21=y−31=z+1−5;(III){x=1−ty=2−tz=4+5t. Mệnh đề nào sau đây là đúng? (A) Chỉ có (I) là phương trình của đường thẳng AB; (B) Chỉ có (III) là phương trình của đường thẳng AB; (C) Chỉ có (I) và (II) là phương trình của đường thẳng AB; (D) Cả (I), (II) và (III) là phương trình của đường thẳng AB. Lời giải chi tiết: Đường thẳng AB có vectơ chỉ phương →AB=(−1,−1,5). Câu 27 Cho ba điểm A(1; 3; 2), B(1; 2; 1), C(1; 1; 3). Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua trọng tâm G của tam giác ABC và vuông góc với mp(ABC). Một học sinh làm như sau: Bước 1: Tọa độ trong tâm G của tam giác ABC là {xG=1+1+13=1yG=3+2+13=2zG=2+1+33=2. Bước 2: Vectơ pháp tuyến của mp(ABC) là →n=[→AB,→AC]=(−3;1;0). Bước 3:Phương trình tham số của đường thẳng Δ là: {x=1−3ty=2+tz=2. Bài giải trên đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở bước nào? (A) Đúng; (B) Sai ở bước 1; (C) Sai ở bước 2; (D) Sai ở bước 3. Lời giải chi tiết: →AB=(0,−1,−1),→AC=(0,−2,1),[→AB,→AC]=(−3,0,0). Câu 28 Gọi d là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O, vuông góc với trục Ox và vuông góc với đường thẳng Δ:{x=1+ty=2−tz=1−3t. Phương trình của d là: {x=ty=3tz=−t; (B) {x=1y=−3tz=−t; (C) x1=y3=z−1; (D) {x=0y=−3tz=t. Lời giải chi tiết: Ox có vectơ chỉ phương →i=(1,0,0). Câu 29 Cho đường thẳng d:{x=3+4ty=−1−tz=4+2t và mặt phẳng (P):x+2y−z+3=0. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng? (A) d song song với (P); (B) d cắt (P); (C) d vuông góc với (P); (D) d nằm trên (P). Lời giải chi tiết: A(3,−1,4),B(−1,0,2)∈d và A,B∈(P). Câu 30 Cho điểm A(1; 1; 1) và đường thẳng d:{x=6−4ty=−2−tz=−1+2t. Hình chiếu của A trên d có tọa độ là (A) (2;−3;1); (B) (2;−3;−1); (C) (2;3;1); (D) (−2;3;1). Lời giải chi tiết: Giả sử H(6−4t,−2−t,−1+2t) là hình chiếu của A trên d. Ta có →AHvuông góc với →u=(−4,−1,2) (là vectơ chỉ phương của d). Ta có →AH=(5−4t,−3−t,−2+2t). Câu 31 Cho tứ diện ABCD có A(1; 0; 0), B(1; 1; 0), C(0; 1; 0) và D(0; 0; 2). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và BD. Một học sinh làm như sau: Bước 1: →AC=(−1;1;0),→BD=(−1;−1;2),→AB=(0;1;0). Bước 2: [→AC,→BD]=(2;2;2). Bước 3: d(AC,BD)=|[→AC,→BD].→AB||[→AC,→BD]|=2√12=√33. Bài giải trên đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở bước nào? (A) Đúng; (B) Sai ở bước 1; (C) Sai ở bước 2; (D) Sai ở bước 3. Lời giải chi tiết: Bài toán trên đúng. Câu 32 Cho |→u|=2,|→v|=1,(→u,→v)=π3. Góc giữa vectơ →u và →u−→v bằng: (A) 300 (B) 450 (C) 600 (D) 900 Lời giải chi tiết: Ta có →u.→v=|→u|.|→v|cos(→u,→v)=2.1.12=1⇒→v(→u−→v)=→u.→v−|→v|2=1−1=0⇒→v⊥(→u−→v). Chọn (D). Câu 33 Cho |→u|=2,|→v|=5,(→u,→v)=π6. Độ dài vectơ [→u,→v] bằng: (A) 10 (B) 5; (C) 8; (D) 5√3 Lời giải chi tiết: |[→u,→v]|=|→u|.|→v|.sin(→u,→v)=2.5.12=5. Câu 34 Mặt phẳng 2x−3y+z−1=0 cắt các trục tọa độ tại các điểm: (A) (12;0;0),(0;−13;0),(0;0;1); Lời giải chi tiết: y=z=0⇒x=12,x=z=0⇒y=−13.x=y=0⇒z=1. Chọn (A). Câu 35 Cho đường thẳng d:{x=−95−ty=5tz=75+3t và mặt phẳng (P):3x−2y+3z−1=0. Gọi d’ là hình chiếu của d trên (P). Trong các vectơ sau, vectơ nào không phải là vectơ chỉ phương của d’ ? (A) (5;−51;39); (B) (10;−102;−78); (C) (−5;51;39); (D) (5;51;39). Lời giải chi tiết: Vì ba vectơ của (A), (B), (C) cùng phương nên chọn (D). Câu 36 Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng 1. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của A’B’, BC, DD’. Chứng minh rằng AC′⊥(MNP). Một học sinh làm như sau: Bước 1: Chọn hệ trục tọa độ như hình 71; Khi đó A(0; 0; 0), C’(1; 1; 1), M=(12;0;1),N(1;12;0),P(0;1;12). Bước 3: {→AC′.→MN=0→AC′.→MP=0⇒AC′⊥(MNP). Bài giải trên đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở bước nào? (A) Đúng; (B) Sai ở bước 1; (C) Sai ở bước 2; (D) Sai ở bước 3. Lời giải chi tiết: Bài toán trên giải đúng chọn A Câu 37 Cho đường thẳng d:{x=0y=tz=2−t. Phương trình đường vuông góc chung của d và trục Ox là: {x=1y=tz=t; (B) {x=0y=2tz=t; (C) {x=0y=2−tz=t; (D) {x=0y=tz=t. Lời giải chi tiết: Phương trình tham số của trục Ox là {x=ty=0z=0 Lấy P(0,t,2−t)∈d và Q′(t′,0,0)∈Ox. ⇔{→PQ.→u=0→PQ.→i=0⇔{−t−t+2=0t′=0⇔{t=1t′=0. Vậy P(0,1,1),Q(0,0,0). {x=0y=tz=t. Chọn (D). Câu 38 Cho mặt phẳng (P): x−2y−3z+14=0 và điểm M(1;−1;1). Tọa độ của điểm M’ đối xứng với M qua mp(P) là (A) (−1;3;7); (B) (1;−3;7); (C) (2;−3;−2); (D) (2;−1;1). Lời giải chi tiết: (P) có vectơ pháp tuyến →n=(1,−2,−3). {x−11=y+1−2=z−1−3x+12−2y−12−3z+12+14=0⇔{x=−1y=3z=7. Chọn (A). Câu 39 Cho điểm A(0;−1;3) và đường thẳng d:{x=1+2ty=2z=−t. Khoảng cách từ A đến d bằng: (A) √3; (B) √14; (C) √6; (D) √8. Lời giải chi tiết: d đi qua M(1,2,0) có vectơ chỉ phương →u=(2,0,−1). Câu 40 Cho điểm M(−1;2;−3). Gọi M1,M2,M3 lần lượt là điểm đối xứng của M qua các mặt phẳng (Oxy), (Oxz), (Oyz). Phương trình mp(M1M2M3) là: (A) 6x+2y+3z+6=0; (B) 6x−2y+3z+6=0; (C) 6x−3y+2z+6=0; (D) 6x−3y−2z+6=0. Lời giải chi tiết: M1(−1,2,3),M2(−1,−2,−3),M3(1,2,−3);mp(M1M2M3) qua có vectơ pháp tuyến →n=[→M1M2,→M1M3]. Câu 41 Cho mặt cầu (S):(x−1)2+(y+3)2+(z−2)2=49. Phương trình nào sau đây là phương trình của mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu (S) ? (A) 6x+2y+3z=0; (B) 2x+3y+6z−5=0; (C) 6x+2y+3z−55=0; (D) x+2y+2z−7=0. Lời giải chi tiết: (S) có tâm I(1,−3,2), bán kính R = 7. Câu 42 Cho mặt cầu (S): x2+y2+z2−2x−4y−6z=0. Trong ba điểm (0; 0; 0); (1; 2; 3), (2; -1; -1), có bao nhiêu điểm nằm trong mặt cầu (S) ? (A) 0 ; (B) 1 ; (C) 2 ; (D) 3. Lời giải chi tiết: Lần lượt thay tọa độ ba điểm đã cho vào (S). Ta có O∈(S). Chọn (B). Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|