SỐ LƯỢNG CÓ HẠN VÀ TẶNG MIỄN PHÍ THÊM BỘ SÁCH ĐỀ TỔNG HỢP
Câu hỏi:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, AB=a√2, BC=a√3. Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng đáy bằng 300. Gọi M là trung điểm của AC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SM bằng:
Phương pháp giải:
- Gọi N là trung điểm của BC, chứng minh d(AB;SM)=d(AB;(SMN))=d(A;(SMN)).
- Trong (ABCD) dựng hình bình hành ABNH, trong (SAH) kẻ AK⊥SH(K∈SH), chứng minh AK⊥(SMN).
- Xác định ∠(SC;(ABC)) là góc giữa SC và hình chiếu của SC lên (ABC), sử dụng định lí Pytago và tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông tính SA.
- Áp dụng HTL trong tam giác vuông: AK=SA.AH√SA2+AH2 tính AK.
Lời giải chi tiết:
Gọi N là trung điểm của BC, suy ra MN∥AB (MN là đường trung bình của ΔABC).
⇒AB∥(SMN)⇒d(AB;SM)=d(AB;(SMN))=d(A;(SMN)).
Trong (ABCD) dựng hình bình hành ABNH, ta có AH∥BN. Mà BN⊥MN⇒AH⊥MN.
Trong (SAH) kẻ AK⊥SH(K∈SH) ta có:
{MN⊥AHMN⊥SA⇒MN⊥(SAH)⇒MN⊥AK{AK⊥MNAK⊥SH⇒AK⊥(SMN)⇒d(A;(SMN))=AK⇒d(AB;SM)=AK
Vì ABNH là hình bình hành nên AH=BN=12BC=a√32.
Ta có: SA⊥(ABC)⇒AC là hình chiếu của SC lên (ABC), do đó ∠(SC;(ABC))=∠(SC;AC)=∠SCA=300.
Tam giác ABC vuông tại B nên AC=√AB2+BC2=√2a2+3a2=a√5.
Xét tam giác vuông SAC có: SA=AC.tan300=a√5.√33=a√153.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông SAH có: AK=SA.AH√SA2+AH2=a√153.a√32√5a23+3a24=a√43529.
Chọn B.