Câu hỏi:
Một bạn học sinh đã nhân tháng sinh của mình với 31 và nhân ngày sinh của mình với 12 rồi cộng hai tích lại với nhau được kết quả là 284.
a) Tháng sinh của bạn đó có là số tự nhiên chẵn không? Giải thích.
b) Hãy tìm ngày sinh và tháng sinh của bạn học sinh đó.
Phương pháp giải:
a) Gọi a,b lần lượt là tháng sinh và ngày sinh của học sinh (a=¯1;12;b=¯1;31;a,b∈N∗)
Lập biểu thức mối quan hệ a,b.
Sử dụng tính chất chia hết của một tổng để suy ra kết luận.
b) Lần lượt thay a∈{2;4;6;8;10;12} vào biểu thức a.31+b.12 và kiểm tra.
Lời giải chi tiết:
a) Tháng sinh của bạn đó có là số tự nhiên chẵn không? Giải thích.
Gọi a,b lần lượt là tháng sinh và ngày sinh của học sinh (a=¯1;12;b=¯1;31;a,b∈N∗)
Theo bài ra ta có :
a.31+b.12=284⇒a.31=284−b.12
Vì 284 chẵn, b.12 chẵn nên a.31 chẵn. Suy ra a là số tự nhiên chẵn.
Vậy tháng sinh của bạn đó có là số tự nhiên chẵn.
b) Hãy tìm ngày sinh và tháng sinh của bạn học sinh đó.
+) Với a=2 thì
2.31+b.12=28462+b.12=284b.12=284−62b.12=222b=222:12(ktm)
+) Với a=4 thì:
4.31+b.12=284124+b.12=284b.12=284−124b.12=160b=160:12(ktm)
+) Với a=6 thì:
6.31+b.12=284186+b.12=284b.12=284−186b.12=98b=98:12(ktm)
+) Với a=8 thì:
8.31+b.12=284248+b.12=284b.12=284−248b.12=36b=36:12b=3(tm)
Do đó a=8,b=3.
+) Với a=10 thì:
10.31+b.12=284310+b.12=284b.12=284−310(ktm)
+) Với a=12 thì:
12.31+b.12=284372+b.12=284b.12=284−372(ktm)
Vậy bạn học sinh đó sinh ngày 3 tháng 8.