Bài 8 trang 99 SGK Hình học 10

Lập phương trình đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng

Quảng cáo

Đề bài

Lập phương trình đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng \(Δ :4x + 3y – 2 = 0\) và tiếp xúc với hai đường thẳng \(d_1: x + y + 4 = 0\) và \(d_2: 7x – y + 4 = 0.\)

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

\(\Delta \) có VTPT \(\overrightarrow n  = \left( {4;3} \right) \Rightarrow \overrightarrow u  = \left( {3; - 4} \right)\) là VTCP của \(\Delta \).

Cho \(x = 2 \Rightarrow 4.2 + 3y - 2 = 0\) \( \Leftrightarrow y =  - 2\) nên \(\Delta \) đi qua điểm \(M\left( {2; - 2} \right)\)

PTTS của \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 3t\\y =  - 2 - 4t\end{array} \right.\).

Tâm \(I \in \Delta  \Rightarrow I\left( {2 + 3t; - 2 - 4t} \right)\).

\(\left( C \right)\) tiếp xúc \({d_1},{d_2}\) \( \Leftrightarrow d\left( {I,{d_1}} \right) = d\left( {I,{d_2}} \right)\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {2 + 3t - 2 - 4t + 4} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} }}\\ = \dfrac{{\left| {7\left( {2 + 3t} \right) + 2 + 4t + 4} \right|}}{{\sqrt {{7^2} + {1^2}} }}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {4 - t} \right|}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{\left| {25t + 20} \right|}}{{5\sqrt 2 }}\\ \Leftrightarrow \left| {4 - t} \right| = \left| {5t + 4} \right|\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}4 - t = 5t + 4\\4 - t =  - 5t - 4\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}6t = 0\\4t =  - 8\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 0\\t =  - 2\end{array} \right.\end{array}\)

Với \(t = 0\) thì \(I\left( {2; - 2} \right)\), bán kính \(R = d\left( {I,{d_1}} \right)\) \( = \dfrac{{\left| {0 + 0 + 4} \right|}}{{\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 \)

\( \Rightarrow \left( {{C_1}} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 8\)

Với \(t =  - 2\) thì \(I\left( { - 4;6} \right)\), bán kính \(R = d\left( {I,{d_1}} \right)\) \( = \dfrac{{\left| { - 4 + 6 + 4} \right|}}{{\sqrt 2 }} = 3\sqrt 2 \)

\( \Rightarrow \left( {{C_1}} \right):{\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y - 6} \right)^2} = 18\)

Cách khác:

Ta biết đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của một góc thì có tâm nằm trên đường phân giác của góc đó.

\( \Rightarrow \) Tâm \(I\) của đường tròn cần tìm là giao điểm của \(Δ\) với các đường phân giác của các góc tại bởi hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\).

Ta viết phương trình hai đường thẳng phân giác của các góc do \(d_1\) và \(d_2\) tạo thành.

Gọi \(M\left( {x;y} \right)\) thuộc đường phân giác của góc tạo bởi \(d_1,d_2\).

Khi đó 

\(\begin{array}{l}d\left( {M,{d_1}} \right) = d\left( {M,{d_2}} \right)\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {x + y + 4} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = \dfrac{{\left| {7x - y + 4} \right|}}{{\sqrt {{7^2} + {1^2}} }}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {x + y + 4} \right|}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{\left| {7x - y + 4} \right|}}{{5\sqrt 2 }}\\ \Leftrightarrow 5\left| {x + y + 4} \right| = \left| {7x - y + 4} \right|\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}5\left( {x + y + 4} \right) = 7x - y + 4\\5\left( {x + y + 4} \right) =  - 7x + y - 4\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}5x + 5y + 20 = 7x - y + 4\\5x + 5y + 20 =  - 7x + y - 4\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x - 6y - 16 = 0\\12x + 4y + 24 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 3y - 8 = 0\\3x + y + 6 = 0\end{array} \right.\end{array}\)

\( \Rightarrow \) hai đường phân giác lần lượt là \({\Delta _1}:x - 3y - 8 = 0\) và \({\Delta _2}:3x + y + 6 = 0\).

TH1: \(I = \Delta  \cap {\Delta _1}\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 3y - 8 = 0\\4x + 3y - 2 = 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y =  - 2\end{array} \right. \Rightarrow I\left( {2; - 2} \right)\)

Bán kính \(R = d\left( {I,{d_1}} \right)\) \( = \dfrac{{\left| {0 + 0 + 4} \right|}}{{\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 \)

\( \Rightarrow \left( {{C_1}} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 8\)

TH2: \(I = \Delta  \cap {\Delta _2}\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + y + 6 = 0\\4x + 3y - 2 = 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x =  - 4\\y = 6\end{array} \right. \Rightarrow I\left( { - 4;6} \right)\)

Bán kính \(R = d\left( {I,{d_1}} \right)\) \( = \dfrac{{\left| { - 4 + 6 + 4} \right|}}{{\sqrt 2 }} = 3\sqrt 2 \)

\( \Rightarrow \left( {{C_1}} \right):{\left( {x + 4} \right)^2} + {\left( {y - 6} \right)^2} = 18\).

Loigiaihay.com

  • Bài 9 trang 99 SGK Hình học 10

    Giải bài 9 trang 99 SGK Hình học 10. Qua tiêu điểm của elip dựng đường thẳng song song với Oy và cắt elip tại hai điểm M và N. Tính độ dài đoạn thẳng MN.

  • Bài 7 trang 99 SGK Hình học 10

    Giải bài 7 trang 99 SGK Hình học 10. Cho tam giác ABC với H là trực tâm. Biết phương trình của đường thẳng AB, BH và AH lần lượt là: 4x + y – 12 = 0, 5x – 4y – 15 = 0 và 2x + 2y – 9 = 0

  • Bài 6 trang 99 SGK Hình học 10

    Giải bài 6 trang 99 SGK Hình học 10. Cho các điểm A(2, 3); B(9, 4); M(5, y); P(x, 2)

  • Bài 5 trang 99 SGK Hình học 10

    Giải bài 5 trang 99 SGK Hình học 10. Chứng minh rẳng trong mọi tam giác ABC ta đều có:

  • Bài 4 trang 99 SGK Hình học 10

    Giải bài 4 trang 99 SGK Hình học 10. Cho tam giác ABC đều có cạnh bằng 6cm. Một điểm M nằm trên cạnh BC sao cho BM = 2cm

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close