tuyensinh247

Câu 20.a, 20.b, 20.c, 20.d, 20.đ phần bài tập bổ sung – Trang 98, 99 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 20.a, 20.b, 20.c, 20.d, 20.đ phần bài tập bổ sung – Trang 98, 99 VBT Vật lí 8.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

2. Bài tập bổ sung

20.a.

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi thì đại lượng nào sau đây của vật thay đổi?

A. Chỉ có nhiệt độ thay đổi.

B. Chỉ có thể tích thay đổi.

C. Cả nhiệt độ và thể tích đều thay đổi.

D. Cả nhiệt độ, thể tích và khối lượng đều thay đổi.

Phương pháp giải:

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Chọn A. Chỉ có nhiệt độ thay đổi.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

20.b.

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa chúng có khoảng cách.

C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Khi nhiệt độ thay đổi thì chuyển động thay đổi.

Phương pháp giải:

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Tính chất của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật: 

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Nguyên tử, phân tử không nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Tính chất này là của vật.

Chọn C.

20.c.

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì:

A. Khối lượng riêng của vật giảm đi.

B. Khối lượng riêng của vật tăng lên.

C. Khối lượng riêng của vật không thay đổi.

D. Cả ba phương án trên đều không đúng.

Phương pháp giải:

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi thì nhiệt độ thay đổi, khối lượng và thể tích vật không đổi.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi thì nhiệt độ thay đổi, khối lượng và thể tích vật không đổi. Vì khối lượng vật và thể tích không thay đổi nên khối lượng riêng của vật không thay đổi.

20.d.

Ở nhiệt độ trong lớp học, các phân tử khí chuyển động với vận tốc vào khoảng 2000m/s. Tại sao khi mở nút một lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải sau vài giây ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa?

Phương pháp giải:

Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.

Lời giải chi tiết:

Vì các phân tử nước hoa không chuyển động thẳng từ đầu lớp đến cuối lớp mà nó chuyển động gấp khúc từng đoạn rắt ngắn do bị va chạm với các phân tử không khí, vậy nên dù các phân tử khí chuyển động với vận tốc vào khoảng 2000m/s nhưng phải sau vài giây ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa.

20.đ.

Tại sao khi đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì áp suất của khí tác dụng lên thành bình lại tăng?

Phương pháp giải:

Các nguyên tử, phân tử khí chuyển động không ngừng gây áp suất lên thành bình.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Khi bị đun nóng các phân tử khí chuyển động nhanh lên, va chạm vào thành bình nhiều hơn và mạnh hơn, nên áp suất chất khí tác dụng lên thành bình tăng.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close