Câu 20.1, 20.2, 20.3, 20.4, 20.5 phần bài tập trong SBT – Trang 97, 98 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 20.1, 20.2, 20.3, 20.4, 20.5 phần bài tập trong SBT – Trang 97, 98 VBT Vật lí 8.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1. Bài tập trong SBT

20.1.

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.

B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian

C. Sự tạo thành gió

D. Đường tan vào nước

Phương pháp giải:

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Lời giải chi tiết:

Chọn C. Sự tạo thành gió vì sự tạo thành gió trong tự nhiên là do hiện tượng đối lưu của các dòng không khí lớn chứ không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử.

20.2.

Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật        

B. Trọng lượng của vật

C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật

D. Nhiệt độ của vật

Phương pháp giải:

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Chọn D. Nhiệt độ của vật

Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì nhiệt độ tăng lên.

20.3.

Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

Phương pháp giải:

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh do các phân tử chuyển động nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.

20.4.

Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?

Phương pháp giải:

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Lời giải chi tiết:

Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa do các phân tử chuyển động không ngừng, một số phân tử chuyển động khỏi nắp lọ nước hoa và di chuyển tới các vị trí khác nhau trong lớp học.

20.5.

Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao có hiện tượng trên? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vật được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết:

Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực do các phân tử chuyển động không ngừng, giữa chúng có khoảng cách.

Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên vì các phân tử chuyển động nhanh hơn trong nhiệt độ cao.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close