Bài 1 trang 80 SGK Sinh học 10
Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I.
Đề bài
Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Giảm phân I xảy ra qua bốn kì là kì đầu I, kì giữa I, kì sau I và kì cuối I
* Kì đầu I: Các NST tương đồng bắt đôi (tiếp hợp) với nhau có thể xảy ra trao dổi chéo, sau tiếp hợp các NST dần co xoắn lại, thoi vô sắc hình thành và một số sợi thoi đính với tâm động của NST. Màng nhân và nhân con tiêu biến.
* Kì giữa I: Các NST kép bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo, xếp thành hai hàng. Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.
* Kì sau I:
Mỗi NST kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển theo thoi I
vô sắc về các cực của tế bào.
* Kì cuối I:
Sau khi đi về cực của tế bào, các NST dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi vô sắc tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia chất tế bào tạo nên hai tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay
-
Bài 2 trang 80 SGK Sinh học 10
Giải bài 2 trang 80 SGK Sinh học 10. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
-
Bài 3 trang 80 SGK Sinh học 10
Giải bài 3 trang 80 SGK Sinh học 10. Nêu sự khác biệt giữa nguyên nhân và giảm phân.
-
Bài 4 trang 80 SGK Sinh học 10
Giải bài 4 trang 80 SGK Sinh học 10. Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.
-
Quan sát hình 19.1 và giải thích tại sao giảm phân lại tạo ra số lượng NST giảm đi một nửa?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 78 SGK Sinh học 10.
-
Ý nghĩa của giảm phân
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp.