Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Khái niệm kích thước quần thể, các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể, tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng thực tế.
Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.
Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố: sức sinh sản, mức độ tử vong, số cá thể nhập cư và xuất cư. Các yếu tố này thường bị thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống như sự biến đổi khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, số lượng kẻ thù... và mức độ khai thác của con người. Ngoài ra, mức tử vong của quần thể còn phụ thuộc nhiều vào tiềm năng sinh học của loài như khả năng sinh sản, sự chăm sóc con cái...
Tăng trưởng của quần thể người: Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người. Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao.
Sơ đồ tư duy Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay
-
Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 168 SGK Sinh học 12
-
Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 169 SGK Sinh học 12