Bình luận về thói ăn chơi đua đòi.
Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống; nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành "thói" rất đáng chê trách.
Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống; nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.
“Thói” là lối, cách sống hay hoạt động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành quen. Ta thường nói: “Thói hư, tật xấu; dở thói du côn đầu bò; mãi mới bỏ được thói hút xách nghiện ngập; thói ăn chơi đua đòi. Tục ngữ có câu: “ Đất có nghề, quê có thói”, hoặc “ Thói đời trâu buộc ghét trâu ăn”…
Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá. Xe máy, xe ô tô thích dùng loại “xịn”. Từ bộ váy, bộ vét đến đôi giày, đồng hồ, túi xách…phải là hàng Nhật, hàng Ý, hàng Mĩ,… mua bằng đô-la trong các siêu thị mới oách!
Ăn thì đặc sản, uống thì rượu Tây, mỗi cuộc nhậu phải chi vài “vé”. Chơi thì quán nhảy, vũ trường, karaokê thâu đêm suốt sáng, dập dìu gái đẹp trước sau. Họ vênh váo, vênh vang lắm!
Hiện tượng “ mắt xanh môi đỏ”, nhuộm tóc vàng, móng chân móng tay nhuộm đỏ, trai đeo khuyên tai… ta thường thấy ở một số học sinh hư.
Là quý tử, tiểu thư, con ông này bà nọ, chức trọng quyền cao, vàng bạc đầy két,… đua đòi ăn chơi là có nhẽ. Ta thường nghe họ nói: “ Chết cũng không mang được của nả sang thế giới bên kia! Có tiền thì ăn chơi mua sắm cho sướng!”. Nghe họ nói và buồn cười.
Có một số kẻ, tiền bạc chẳng có nhiều thế mà cũng ăn chơi đua đòi, lười lao động, trốn học bỏ học. Có kẻ vì ăn chơi đua đòi mà sa ngã như những kẻ trộm cắp, hút chích, cờ bạc, mại dâm, v.v… Có nhiều gia đình con cái ăn chơi đua đòi rồi trộm cắp, tù tội… mà bố mẹ mang tiếng xấu xa ê chề!
Nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân.
Học được một điều hay, rèn được một đức tính tốt thì rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi sẽ bị sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “Chọn bạn mà chơi” là bài học rất bổ ích để mỗi chúng ta tu dưỡng đạo đức, tính tình.
Ăn chơi đua đòi là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp ai cũng muốn, nhưng phải hợp lí, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta là những tấm gương để ta noi theo.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay
-
Phân tích tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em có suy nghĩ gì về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh?
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đi vào lòng người trước hết không phải vì những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tinh tế mà bời sự giản dị, mộc mạc và rất chân thật, tự nhiên của tình phụ tử.
-
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
-
Tóm tắt cốt truyện của văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện
Xuyên suốt câu chuyện, ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm và đồng thời là một người cha yêu con tha thiết. Điều đó khiến người đọc vô cùng trân trọng và yêu mến.
-
Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích tác phẩm Chiếc lược ngà. Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?
Không chỉ gợi những tình cảm trong sáng, cao quý, “Chiếc lược ngà” còn mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh đầy nhân ái. Và vì thế, đây thực sự là một thiên truyện hay trong hành trang của những người Việt trẻ!
-
Trong đoạn kết của truyện ngắn Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường: Anh cố thu … ra hiệu cho một người nào đó.Viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu ý nghĩa hành động trên
Bến quê của Nguyễn Minh Châu là một truyện ngắn giàu tính chiêm nghiệm và triết lí; tư tưởng của tác phẩm được thể hiện rõ qua nhân vật chính - Nhĩ - một con người từng “đi không sót một xó xỉnh nào trên thế giới” nhưng về cuối đời lại phải nằm lặng lẽ trên chiếc giường của mình.