Bình luận về hiện tượng vứt rác bừa bãi.
Xả rác bừa bãi là một thói quen rất xấu của nhiều người; thói quen ấy, việc làm ấy phàn ánh nếp sống văn minh công cộng thấp kém, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp kém.
Nói về văn minh công cộng, văn minh đô thị, vấn đề được nhiều người nói đến là giữ vệ sinh chung. Đi qua các bến xe, nhà ga, cổng bệnh viện, sân trường học, công viên. Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, nơi vui chơi giải trí, vv ... ta thấy một hiện tượng phổ biến là vứt bừa bãi các thứ rác thải ra khắp mọi nơi.
Báo chí đã nói đến tác hại của túi ni lông như làm xói mòn đất đai làm nguy hại đến cây trồng và các loài thủy sản làm tắc cống rãnh, gây úng, làm ô nhiễm môi trường, v.v... Uống nước mía xong thế là vứt ngay túi ni lông xuống đất. Ăn hết quà bánh, các túi còn lại vứt xuống vệ đường. Đi dạo trong công viên, đi chơi quanh Hồ Gươm, Hồ Tây, ta vẫn nhìn thấy lềnh bềnh bao túi ni lông tím đỏ! Sau trận đấu bóng hàng chục nghìn khán giả ra về, trên sân cỏ, trên khán đài,lối ra vào bị các “thượng đế" vứt đầy mọi thứ rác rưởi: mẩu thuốc lá, vỏ chai nhựa, giấy bọc bánh kẹo, túi ni lông.... Thượng vàng hạ cám đều có tất!
Xả rác bừa bãi là một thói quen rất xấu của nhiều người; thói quen ấy, việc làm ấy phản ánh nếp sống văn minh công cộng thấp kém, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp kém.
Ai cũng hiểu câu tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” nhưng tại sao lại cứ xả rác bừa bãi vào nơi công cộng? Ruồi muỗi, chuột bọ có nơi để tung hoành, sinh sôi, phát sinh bệnh dịch. Phải chăng ở nước ta chưa có hình thức xứ phạt răn đe? Nghe nói ở sing-ga-po, người nào mà vứt bất cứ một thứ rác rưởi nào, dù đó là một mẩu thuốc lá cũng bị xử phạt 100 đô-la.
Gần đây truyền hình đưa tin nhiều làng nghề, nhiều nhà máy đã xả nước thải công nghiệp vô tội vạ vào các dòng sông. Nhà máy Vê- đan chỉ sau 10 năm xả nước thải đã "giết chết" sông Thị Vải ở Đồng Nai, Sông Đáy, Sông Tô Lịch, ... nước đen ngòm nhiều người đã biết, đã nhìn thấy!
Môi trường, môi sinh đã và đang bị ô nhiễm trầm trọng. Xanh, sạch, đẹp của môi trường cần được toàn xã hội quan tâm và giữ gìn. Cảnh quan của đất nước, sức khoẻ của cộng đồng, nhắc nhở chúng ta phải biết bảo vệ và giữ gìn môi trường, môi sinh ngày càng xanh, sạch, dẹp.
Học sinh chúng ta phải biết góp phần làm cho cảnh quan môi trường thân yêu ngày càng xanh, sạch, đẹp, trở thành một trung tâm văn hoá của địa phương mình.
Nguyễn Trọng Thìn, lớp 9D Trường THCS Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Trích: loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay
-
Bình luận câu tục ngữ: Có chí thì nên.( bài 2)
Tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Bình luận về thói ăn chơi đua đòi.
Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống; nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành "thói" rất đáng chê trách.
-
Phân tích tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em có suy nghĩ gì về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh?
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đi vào lòng người trước hết không phải vì những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tinh tế mà bời sự giản dị, mộc mạc và rất chân thật, tự nhiên của tình phụ tử.
-
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
-
Tóm tắt cốt truyện của văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện
Xuyên suốt câu chuyện, ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm và đồng thời là một người cha yêu con tha thiết. Điều đó khiến người đọc vô cùng trân trọng và yêu mến.