Bình giảng một bài thơ mà em yêu thích

Nhà thơ Vũ Duy Thông sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944; nguyên quán: Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc; từng là phóng viên mặt trận, làm báo nhiều năm. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sĩ Mĩ học, hiện công tác tại Ban Tư tưởng

Nhà thơ Vũ Duy Thông sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944; nguyên quán: Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc; từng là phóng viên mặt trận, làm báo nhiều năm. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sĩ Mĩ học, hiện công tác tại Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Tác phẩm đã xuất bản: Nắng trung du (1979); Những đám lá đổi màu (1982); Tình yêu người thợ (1987); Gió đàn (1989); Trái đất không chỉ có một người (1991); Ai là bạn tốt (1978); Cây bưởi ngây thơ và con bướm sặc sỡ(1980); Chú tôm gõ mõ (1981); Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của ong vàng (1982); Chiếc kẹo tàng hình (1987); Xứ sở không người (1987); Chiếc nồi trên vách đá (1988); Mèo con và cáo đỏ đuôi (1983); Thỏ rừng hóa hổ (1988); về thăm bà nội (1993) ... Nhà thơ đã được nhận: hai giải thưởng sáng tác cho thiếu nhi do Nhà Xuất bản Kim Đồng và Trung ương Đoàn tổ chức (1978 và 1988); Giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1969).
Bài thơ được hình thành sau chuyến đi thực tế, khi ấy Vũ Duy Thông lù một nhà báo trẻ được cử làm phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Tĩnh nãm 1968. Con sông La trong bài thơ  theo tác giả được bắt nguồn từ hai con sông Ngàn Trươi và Ngàn Phố chảy từ Trường. Sơn qua hai huyện Hương Khê vã Hương Sơn gặp nhau tại cuối huyện Hương Sơn, trở thành ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cuối dòng, sông La hòa với sông Lam đổ ra biển. 
Sông La nước trong xanh, hiền hòa quanh năm, hai bên sông là xóm làng trù phú, yên bình, đó cũng là khung cảnh chất chứa nhiều sức gợi để khi viết, tác giả trào dâng cảm xúc:
Bè ta xuôi sông La 
Dẻ cau cùng táu mật 
Muồng đen và trai đất 
Lứt chun rồi lút hoa...
Không biết có phải vì tác giả đã cùng những bè gỗ ấy xuôi dòng trong tâm trạng dạt dào cảm xúc mà lời thơ ở đây được cất lên như lời hát với âm vực rộng mở, phóng túng, mênh mang đến thế! Câu thơ đầu có hình thức như là một câu thông báo, nhưng lại được sắp xếp bằng một chuỗi ngôn ngữ mang tính biểu cảm: Bè ta xuôi sông La. Bắt đầu từ một điểm xuất phát: "Bè" rồi ý thơ như cũng "dời chỗ" trôi theo, cùng những lâm sản quí. Có cảm giác các loại gỗ được ken lại với nhau qua các từ nối "cùng", "vù", "rồi" kết thành bè để bắt đầu một hành trình hối hả về xuôi. Hãy cùng hành trình với dòng sông:
Sông La ơi sông La trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát mươn mướt đôi hàng mi Câu mở đầu khổ thơ thứ hai có dáng dấp một tiếng gọi thiết tha, đồng thời cũng có dáng dấp một lời hát trữ tình trước dòng sông thật dẹp: "Sông La ơi sông La". Đây là câu thơ có tính chất "bắc cầu" cho việc chuyển giọng của bài thơ. Đang giọng kể ở khổ thơ trước, đến đây lời thơ bỗng chuyển sang giọng miêu tả một cách trìu mến. Nhìn ra dòng sông "trong veo như ánh mắt " không khó, nhưng nhận ra ánh mắt ấy trong mối liên hệ với "hàng mi" mới đòi hỏi sự xuất hiện đúng lúc của hồn thơ. Thông thường thì kết quả ấy phải xuất phát từ điểm nhìn ở trên cao, song ở đây, ngay ở trên sông, để có được ý thơ, dường như tác giả đã lùi sâu vào bầu trời tâm tưởng, để mặc cho trí tưởng tượng của mình được tự do cất cánh giữa miền sông nước trong veo và đôi bờ xanh mươn mướt. Một khoảnh khắc lãng mạn hiếm có trong những năm tháng mà bom đạn của không quân Mỹ đang ngày đêm cày xới miền Trung. Đó cũng là phút giây bâng khuâng, xúc cảm trào dâng của tác giả giữa một vùng đất, vùng trời tươi đẹp:
Bè đi chiều thầm thì 
Gỗ lượn đàn thong thả.
Hình ảnh những chiếc bè trên sông vừa được ẩn dụ trong chữ "gỗ", vừa được nhân hóa trong chữ "lượn" thật khéo léo, tài tình. Lòng như bỗng xôn xao. 
tở mở cùng những bè gỗ nối nhau mềm mại uốn lượn trên sông, vẻ đẹp trữ tình của chiều sông La, cái thơ thới của cuộc đời xao động như cùng hòa nhịp trong từng nét bút của nhà thơ khiến tất cả như phơi phới giao hòa cùng nối theo dòng xưôi bè gỗ. Các câu thơ như gọi nhau sóng sánh trong cái nhìn của buổi chiều trời mây in bóng, da diết hồn người.
Theo Bè xuôi sông La, sẽ hiển hiện ảnh hình và sáng tươi đường nét những miền quê yêu mến. Dường như trong mắt nhìn và ý nghĩ ngỡ ngàng của tác giả càng trào dâng xúc cảm và bời bời những hình dung cảnh tượng khi bè cập bến. Gỗ sẽ về với những công trình xây dựng, gỗ sẽ về với xưởng máy công trường chỗ nối những nhịp đời, góp phần hàn gắn những vết thương chiến tranh trên đất nước. Trong cảm giác như say, như mơ ấy, người chở hè cũng như tác giả bài thơ như ngây ngất với những ảnh hình do trí tưởng tượng sáng tạo nên:
Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoa lúa trổ Khói nở xòa như bông.
Đó là những hình ảnh tươi tắn, rực rỡ sắc màu của một niềm mơ ước, hình ảnh giàu chất suy tưởng về sức sống mãnh liệt của con người và dân tộc Việt Nam.
Ta nằm nghe, nằm nghe Giữa bốn bề ngây ngất.
Hai chữ "nằm nghe" được điệp lại diễn tả niềm hào sảng, say mê chừng không dứt. Người đọc như cũng được cái cảm giác lâng lâng xúc động tỏa sáng, như cũng được bay cùng những hình dung về phía miền quê "bừng tươi nụ ngói hồng" thấm đẫm niềm tin và hy vọng giữa những năm tháng oanh liệt khi xưa.
Đọc Bè xuôi sông La, còn có cảm giác được tắm mình trong tưởng tượng trữ tình mươn mướt của cảnh sắc sông La, được khỏe khoắn và lớn dậy trong hồn một tình yêu quê hương đất nước.
                                                                                        loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay