Thành ngữ châm biếm sự kệch cỡm, không phù hợp giữa hai đối tượng; hoặc sự thiếu tế nhị khi ứng xử của một bộ phận con người trong cuộc sống.

Quảng cáo

Bầu dục chấm mắm cáy.


Thành ngữ châm biếm sự kệch cỡm, không phù hợp giữa hai đối tượng; hoặc sự thiếu tế nhị khi ứng xử của một bộ phận con người trong cuộc sống.

Giải thích thêm
  • Bầu dục: thận của thú nuôi (lợn, gà, vịt,...). Đây là món ăn ngon, thuộc hàng mĩ vị, thường được chấm với chanh, nước gừng.

  • Mắm cáy: tên gọi chung của các loại mắm cá. Người ta thường chấm cà, dưa, rau muống với loại mắm này, chứ không ai chấm mĩ vị như bầu dục vào mắm cá. 

  • Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, cả câu ẩn dụ cho sự vênh lệch, không hợp nhau, bởi điều đó cũng giống như thứ ngon, quý mà chấm với loại nước mắm tầm thường thì sẽ làm hỏng vị món ăn.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Gán ghép hai người không hợp nhau về tính cách và quan điểm sống cũng giống như bầu dục chấm mắm cáy, khó có thể tạo dựng mối quan hệ bền vững.

  • Kết hợp hai phong cách hoàn toàn trái ngược nhau trong trang phục chẳng khác nào bầu dục chấm mắm cáy, tạo nên sự kệch cạc và thiếu hài hòa.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Râu ông nọ cắm cằm bà kia.

  • Ông chẳng bà chuộc

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Chồng loan vợ phượng.

  • Học ăn, học gói, học nói, học mở.

Quảng cáo
close