Bài tập Dấu câu - Ôn hè Tiếng Việt 4

Tải về

Nối ví dụ tương ứng với tác dụng của dấu hai chấm. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Em hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau. Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp sau.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là gì?

Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

A. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

D. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

Bài 2. Câu văn nào sử dụng đúng dấu ngoặc đơn?

A. Thạch Lam (tên thật là Nguyễn Tường Lân) là một nhà văn Việt Nam.

B. Thạch Lam còn có bút danh khác là (Việt Sinh, Thiện Sỹ).

C. Thạch Lam gia nhập (Tự Lực văn đoàn) do anh trai sáng lập.

D. (Gió đầu mùa) là tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam.

Bài 3. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau là gì?

"Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi là một áng văn chính luận bất hủ, thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.

A. Đánh dấu phần chú thích

B. Đánh dấu lời đối thoại.

C. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.

Bài 4. Nối đúng:

1. Sông Hương (...) là con sông chảy qua thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam.

 

a. còn được gọi là lợn lòi

2. Mèo Scottish (...) có tai bị cụp, bẻ ra phía trước và xuống phía đầu trông rất ngộ nghĩnh đáng yêu.

b. còn gọi là Hương Giang

3. Lợn rừng (...) là một loài lợn sinh sống ở lục địa Á - Âu, Bắc Phi, và quần đảo Sunda Lớn.

c. mèo tai cụp

A. 1-c, 2-a, 3-b

B. 1-b, 2-c, 3-a

C. 1-b, 2-a, 3-c

D. 1-a, 2-b, 3-c

Bài 5. Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?

Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

A. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn – được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

B. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc – để chữa đau nhức răng.

C. Vỏ cây trẩu – còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

D. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa – đau nhức răng.

Bài 6. Em hãy điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:

a. Tàu Hà Nội Vinh khởi hành lúc 19 giờ.

b. Mẹ em nói:

Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?

Con học vẫn tốt mẹ ạ!

Có môn nào con bị sụt điểm không?

Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10 ạ.

Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan.

Thưa mẹ, vâng ạ.

Bài 7. Gạch chân vào dấu câu bị dùng sai và sửa lại cho đúng:

a) (Sự tích Hồ Gươm) là một câu chuyện rất hay, hấp dẫn.

b) "Sự tích Hồ Gươm" "truyện cổ tích" là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn.

Bài 8. Em hãy sử dụng dấu ngoặc kép để viết lại câu văn sau:

Lão Hạc là tác phẩm hay và nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.

Bài 9. Em hãy điền dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:

Vũ Tú Nam 1929 - 2020 là một nhà văn Việt Nam. Ông từng công tác tại các vị trí như: Thư kí tòa soạn báo Văn học nay là Văn nghệ, Phó tổng biêện tập báo Văn nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm Mới nay là Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

(Thu Giang)

Bài 10. Viết 1-2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên bài thơ mà em yêu thích.

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Bài 1. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là gì?

Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

A. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

D. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

Phương pháp giải:

Em quan sát vị trí của dấu gạch ngang và nhớ lại các công dụng của nó để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau là đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Đáp án A.

Bài 2. Câu văn nào sử dụng đúng dấu ngoặc đơn?

A. Thạch Lam (tên thật là Nguyễn Tường Lân) là một nhà văn Việt Nam.

B. Thạch Lam còn có bút danh khác là (Việt Sinh, Thiện Sỹ).

C. Thạch Lam gia nhập (Tự Lực văn đoàn) do anh trai sáng lập.

D. (Gió đầu mùa) là tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại tác dụng của dấu ngoặc đơn để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Câu văn sử dụng đúng dấu ngoặc đơn là: Thạch Lam (tên thật là Nguyễn Tường Lân) là một nhà văn Việt Nam.

Đáp án A.

Bài 3. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau là gì?

"Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi là một áng văn chính luận bất hủ, thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.

A. Đánh dấu phần chú thích

B. Đánh dấu lời đối thoại.

C. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung trong dấu ngoặc kép để chọn tác dụng tương ứng.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu đánh dấu tên tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi.

Đáp án D.

Bài 4. Nối đúng:

1. Sông Hương (...) là con sông chảy qua thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam.

 

a. còn được gọi là lợn lòi

2. Mèo Scottish (...) có tai bị cụp, bẻ ra phía trước và xuống phía đầu trông rất ngộ nghĩnh đáng yêu.

b. còn gọi là Hương Giang

3. Lợn rừng (...) là một loài lợn sinh sống ở lục địa Á - Âu, Bắc Phi, và quần đảo Sunda Lớn.

c. mèo tai cụp

A. 1-c, 2-a, 3-b

B. 1-b, 2-c, 3-a

C. 1-b, 2-a, 3-c

D. 1-a, 2-b, 3-c

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung từng cột để ghép thành câu đúng.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự nối đúng là 1-b, 2-c, 3-a.

1. Sông Hương (còn gọi là Hương Giang) là con sông chảy qua thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam.

2. Mèo Scottish (mèo tai cụp) có tai bị cụp, bẻ ra phía trước và xuống phía đầu trông rất ngộ nghĩnh đáng yêu.

3. Lợn rừng (còn được gọi là lợn lòi) là một loài lợn sinh sống ở lục địa Á - Âu, Bắc Phi, và quần đảo Sunda Lớn.

Đáp án B.

Bài 5. Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?

Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

A. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn – được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

B. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc – để chữa đau nhức răng.

C. Vỏ cây trẩu – còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

D. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa – đau nhức răng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đề bài, xác định công dụng của dấu gạch ngang trong câu này vị trí phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Câu đúng là: Vỏ cây trẩu – còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.

Dấu gạch ngang được thêm vào trước cụm từ "còn gọi là" để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, nhằm nhấn mạnh thông tin bổ sung về tên gọi khác của cây trẩu.

Đáp án C.

Bài 6. Em hãy điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:

a. Tàu Hà Nội Vinh khởi hành lúc 19 giờ.

b. Mẹ em nói:

Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?

Con học vẫn tốt mẹ ạ!

Có môn nào con bị sụt điểm không?

Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10 ạ.

Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan.

Thưa mẹ, vâng ạ.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại về dấu gạch ngang.

Lời giải chi tiết:

a. Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 19 giờ.

b. Mẹ em nói:

- Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?

- Con học vẫn tốt mẹ ạ!

- Có môn nào con bị sụt điểm không?

- Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10 ạ.

- Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan.

- Thưa mẹ, vâng ạ.

Bài 7. Gạch chân vào dấu câu bị dùng sai và sửa lại cho đúng:

a) (Sự tích Hồ Gươm) là một câu chuyện rất hay, hấp dẫn.

b) "Sự tích Hồ Gươm" "truyện cổ tích" là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

a) (Sự tích Hồ Gươm) là một câu chuyện rất hay, hấp dẫn.

Sửa lại: “Sự tích Hồ Gươm” là một câu chuyện rất hay, hấp dẫn.

b) "Sự tích Hồ Gươm" "truyện cổ tích" là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn.

Sửa lại: "Sự tích Hồ Gươm" (truyện cổ tích) là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn.

Bài 8. Em hãy sử dụng dấu ngoặc kép để viết lại câu văn sau:

Lão Hạc là tác phẩm hay và nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.

Phương pháp giải:

Em xác định tên tác phẩm để điền dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

“Lão Hạc” là tác phẩm hay và nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.

Bài 9. Em hãy điền dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:

Vũ Tú Nam 1929 - 2020 là một nhà văn Việt Nam. Ông từng công tác tại các vị trí như: Thư kí tòa soạn báo Văn học nay là Văn nghệ, Phó tổng biêện tập báo Văn nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm Mới nay là Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

(Thu Giang)

Phương pháp giải:

Em dựa vào tác dụng của dấu ngoặc đơn để điền vào vị trí thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Vũ Tú Nam (1929 – 2020) là một nhà văn Việt Nam. Ông từng công tác tại các vị trí như: Thư kí tòa soạn báo Văn học (nay là Văn nghệ), Phó tổng biêện tập báo Văn nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm Mới (nay là Nhà xuất bản Hội Nhà văn).

Bài 10. Viết 1-2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên bài thơ mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một bài thơ yêu thích để đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm yêu thương của người bà dành cho cháu trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” làm em rất xúc động.

Tải về

Quảng cáo
close