Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SGK GDCD 9 Cánh diềuNếu em là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ lựa chọn mua loại dầu gội đầu ở cửa hàng nào? Vì sao? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 45 SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Mẹ nhờ Hạnh đi mua một chai dầu gội đầu. Sau khi tìm hiểu một số cửa hàng trên phố, Hạnh thấy có 3 cửa hàng bán cùng một loại dầu gội như thế với các thông tin như sau:
Nếu em là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ lựa chọn mua loại dầu gội đầu ở cửa hàng nào? Vì sao? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các thông tin về sản phẩm ở từng cửa hàng và đưa ra lựa chọn phù hợp Lời giải chi tiết: Nếu em là Hạnh trong tình huống trên, em sẽ lựa chọn mua chai dầu gội đầu ở cửa hàng C. Lí do như sau: - Chai dầu gội ở cửa hàng C có dán tem và mã vạch, điều này cho thấy sản phẩm đã được kiểm định và là hàng chính hãng. Điều này tương tự với cửa hàng B - Mặc dù giá niêm yết là 150 000 đồng giống như cửa hàng B, nhưng cửa hàng C có chương trình khuyến mại 10% nếu khách hàng đăng ký thẻ thành viên. Vì vậy, giá sau khi giảm sẽ là 135 000 đồng, rẻ hơn so với giá của cửa hàng B. - Khi đăng ký thẻ thành viên, Hạnh có thể nhận được nhiều ưu đãi khác từ cửa hàng C trong những lần mua sắm tiếp theo. Khám phá 1 Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 46 SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy đọc trường hợp, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Trường hợp 1 Bạn H rủ T đến một cửa hàng bán dụng cụ thể thao trên phố để mua vợt cầu lông. Sau khi nghe người bán hàng tư vấn, T khuyên H không nên mua vì thấy vợt cầu lông ở đây khá đắt mà không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, T còn biết một số bạn trong lớp cũng mua vợt cầu lông ở đây nhưng đều nhận xét vợt nhanh hỏng. Nghe T nói, H hơi phân vân nhưng vì đang thích có vợt cầu lông để dùng ngay nên H vẫn quyết định mua. Trường hợp 2 Chị Tâm có thói quen xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, trong đó xác định rõ các mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu. Trước khi mua sắm, chị thường tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm. Nhờ đó, chị luôn chủ động thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân của mình. Trường hợp 3 Chủ nhật hằng tuần, Lâm và mẹ thường cùng nhau đi siêu thị để mua sắm đồ dùng cho tuần sắp tới. Siêu thị thường xuyên có các chương trình khuyến mại. Lâm cho rằng, sản phẩm nào khuyến mại thì mua thật nhiều sẽ tiết kiệm hơn. Mẹ khuyên Lâm nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ nên mua những thứ cần thiết, vẫn còn hạn sử dụng dài. a. Em hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, hành vi tiêu dùng nào phù hợp, hành vi tiêu dùng nào không phù hợp. Vì sao? b. Theo em, trong các trường hợp trên, ai là người tiêu dùng thông minh? Vì sao? c. Theo em, việc tiêu dùng thông minh sẽ mang lại những lợi ích nào? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra nhận xét của bản thân Lời giải chi tiết: a. Trường hợp 1: H quyết định mua vợt cầu lông mặc dù T khuyên không nên mua vì giá đắt và chất lượng không đảm bảo => Hành vi tiêu dùng không phù hợp. Vì H không cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm từ bạn bè, dẫn đến việc có thể mua phải sản phẩm kém chất lượng với giá cao. Trường hợp 2: Chị Tâm xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân, xác định rõ các mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu, và tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua. => Hành vi phù hợp. Vì chị Tâm có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và tìm hiểu kỹ trước khi mua, giúp chị chủ động trong tài chính cá nhân và tránh mua sắm lãng phí. Trường hợp 3: Mẹ Lâm khuyên nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ mua những thứ cần thiết và còn hạn sử dụng dài. => Hành vi phù hợp. Vì mẹ Lâm có tư duy mua sắm hợp lí, tránh mua hàng khuyến mại không cần thiết và không sử dụng hết trước khi hết hạn. b. Chị Tâm (trường hợp 2) và mẹ Lâm (trường hợp 3) là những người tiêu dùng thông minh. Vì họ đều có kế hoạch chi tiêu hợp lí, tìm hiểu kĩ trước khi mua và chỉ mua những gì thực sự cần thiết, tránh lãng phí và bảo đảm chất lượng sản phẩm c. Lợi ích của việc tiêu dùng thông minh - Giúp giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa nguồn tài chính. - Tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. - Giúp người tiêu dùng chủ động trong việc kiểm soát và lập kế hoạch tài chính. - Giảm thiểu lượng rác thải từ việc mua sắm không cần thiết, bảo vệ môi trường sống. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 47 SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi Thông tin
Tình huống 1 Hằng tháng, bố mẹ của P thường cho bạn một khoản tiền nhỏ để chỉ tiêu và dự phòng khi đi lại trên đường. Nhưng P thường sử dụng số tiền này để mua sắm những món đồ mình thích nên thường hết tiền ngay trong tuần đầu tiên. Tình huống 2 Khi mua hàng, bạn Mai thường lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và giá cả hợp lí. Hùng thì hay mua theo các chương trình khuyến mại, quảng cáo. Tình huống 3 Hạnh đang tìm mua xe đạp điện. Vì bận công việc nên bố mẹ của Hạnh để cho bạn tự tìm hiểu về sản phẩm và hình thức thanh toán trước khi mua. Sau khi tim hiểu, Hạnh thấy có hai cửa hàng có thể mua: cửa hàng thứ nhất bán trực tuyến với giá rẻ, lại có khuyến mại 50% với điều kiện người mua phải truy cập theo đường dẫn sang một trang khác và cung cấp số tài khoản ngân hàng, mật khẩu ngân hàng cùng số căn cước công dân; cửa hàng thứ hai cũng đang có chương trình khuyến mại tặng đồ dùng học tập nhưng giá cao hơn cửa hàng thứ nhất. Hạnh phân vân không biết nên mua ở đâu. a. Theo em, để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm, người tiêu dùng cần phải làm gì? Vì sao? b. Em hãy nhận xét hành vi tiêu dùng của các nhân vật trong mỗi tình huống trên và áp dụng cách tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật đó. Phương pháp giải: Em đọc kĩ thông tin và trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: a. Để trở thành người tiêu dùng thông minh, khi mua sắm, người tiêu dùng cần phải: - Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân và gia đình - Tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm - Sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả - Xác định phương thức thanh toán phù hợp Lí do cần làm như vậy là để đảm bảo tiêu dùng thông minh, tiết kiệm tiền bạc, tránh mua sắm lãng phí, đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi của bản thân. b. Nhận xét và lời khuyên cho các nhân vật
Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 49 SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy đánh giá những hành vi tiêu dùng dưới đây: A. Khi mua quần áo, bạn T thường mua rộng một chút để năm sau mình lớn hơn vẫn mặc vừa. B. Mỗi lần được bố mẹ giao nhiệm vụ đi mua thực phẩm, bạn H thường tính toán trước số lượng cần mua và chi phí để phù hợp với kế hoạch chi tiêu trong tuần của gia đình. C. Bạn K rất thích mua sắm trên mạng, mỗi khi có khuyến mại, K thường đặt mua rất nhiều đồ để dùng dần mà không cần cân nhắc. Vì thế, có rất nhiều sản phẩm bạn K mua về mà không dùng đến. D. Anh V có thói quen so sánh giá cả và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua hàng. Phương pháp giải: Em đọc kĩ các hành vi và dựa vào kiến thức đã học trong bài để đánh giá Lời giải chi tiết: A. Có thể nhìn nhận trường hợp này theo 2 góc độ khác nhau - Hành vi tiêu dùng của bạn T là phù hợp. Vì ở tuổi dậy thì, thể chất có nhiều sự thay đổi nên việc mua đồ rộng hợp một chút sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi tiêu - Hành vi tiêu dùng của bạn T không phù hợp. Vì việc mặc đồ rộng có thể khiến bạn ấy không thoải mái, đồng thời ở các năm sau, trang phục đó có thể lỗi thời, không sử dụng được nữa, gây ra sự lãng phí B. Hành vi tiêu dùng của H là phù hợp. Việc xây dựng kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. C. Hành vi tiêu dùng của K là không phù hợp. Vì việc mua sắm không tính toán, cân nhắc sẽ khiến chúng ta mua nhiều đồ không cần thiết, lãng phí tiền bạc D. Hành vi tiêu dùng của anh V là phù hợp. Việc làm này giúp anh đảm bảo mua được sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý, tiết kiệm chi phí và tăng giá trị mua sắm. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 49 SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy đóng vai là người tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh trong mỗi tình huống dưới đây: a. Trên mạng xã hội đang có một quảng cáo về các loại sản phẩm dinh dưỡng có nhiều tác dụng, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường nhưng không rõ thông tin của nhà sản xuất. Tuy nhiên, chị N vẫn dự định mua sản phẩm này về dùng. b. Qua tìm hiểu trên mạng xã hội, M đã chọn được một chiếc đồng hồ đeo tay ưng ý, giá cả phù hợp và có cả quả tặng đi kèm. Khi gọi điện hỏi mua, cửa hàng yêu cầu M cung cấp thông tin cá nhân và chuyển khoản thanh toán trước để được hưởng thêm nhiều ưu đãi. c. Đầu năm học, hai bạn C và S cùng nhau đi mua đồ dùng học tập. Khi lựa chọn sản phẩm, C chỉ chọn những đồ dùng học tập có mẫu mã đẹp mà không tìm hiểu về chất lượng và giá cả. S khuyên C không nên chỉ để ý vào mẫu mã bên ngoài của sản phẩm mà cần chú trọng vào chất lượng và xem xét giá cả có phù hợp hay không. Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra lời khuyên phù hợp Lời giải chi tiết: a. Chị N nên: - Tìm hiểu kĩ về nguồn gốc, nhà sản xuất và các chứng nhận an toàn của sản phẩm - Xem các đánh giá, bình luận từ những người đã sử dụng sản phẩm - Nếu có thể, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng b. M nên: - Kiểm tra kĩ thông tin về cửa hàng xem họ có uy tín hay không thông qua các đánh giá từ khách hàng trước - Chỉ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết và tránh chia sẻ những thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng nếu không thực sự cần - Nên chọn phương thức thanh toán an toàn (như thanh toán khi nhận hàng) thay vì chuyển khoản trước để tránh rủi ro c. C nên: - Kiểm tra kĩ chất lượng sản phẩm để đảm bảo độ bền, an toàn và đáp ứng nhu cầu học tập - So sánh giá cả ở nhiều cửa hàng để chọn được sản phẩm tốt với giá cả hợp lí Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 50 SGK GDCD 9 Cánh diều Khi quyết định mua một sản phẩm, em căn cứ vào những tiêu chí nào dưới đây? Vì sao?
Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tiêu chí và đưa ra quan điểm cá nhân Lời giải chi tiết:
Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 50 SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy áp dụng các cách tiêu dùng thông minh để xây dựng kế hoạch tiêu dùng cho mỗi trường hợp dưới đây: a. Mua đồ dùng học tập cho năm học mới b. Mua sắm để tổ chức một sự kiện trong gia đình Phương pháp giải: Em liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập Lời giải chi tiết: a. Mua đồ dùng học tập cho năm học mới - Lập danh sách cần mua: Bút viết, vở, sách giáo khoa, cặp sách, dụng cụ học tập (thước kẻ, compa, tẩy,...), và các vật dụng khác như bìa vở, giấy dán nhãn. - So sánh giá cả: Khảo sát giá tại các cửa hàng, siêu thị, và trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki để tìm giá tốt nhất. - Mua sắm theo combo hoặc bộ: Nhiều nơi bán các bộ đồ dùng học tập với giá ưu đãi hơn so với mua lẻ từng món. - Sử dụng mã giảm giá và khuyến mãi: Tận dụng các mã giảm giá, khuyến mãi từ các trang mua sắm trực tuyến hoặc cửa hàng để tiết kiệm chi phí. - Mua sắm vào thời điểm giảm giá: Thường các cửa hàng sẽ có đợt giảm giá vào đầu năm học mới, hãy canh các đợt này để mua được giá tốt nhất. b. Mua sắm để tổ chức một sự kiện trong gia đình - Lên kế hoạch chi tiết: Xác định số lượng khách mời, chủ đề của sự kiện, các món ăn, thức uống, và các vật dụng trang trí cần thiết. - Lập ngân sách cụ thể: Xác định ngân sách tối đa cho từng hạng mục như thức ăn, trang trí, quà lưu niệm, thuê địa điểm (nếu có), và các chi phí khác. - Tìm kiếm địa điểm tiết kiệm: Tổ chức tại nhà hoặc tìm các địa điểm giá rẻ, có thể là nhà bạn bè, người thân. - Tận dụng những gì sẵn có: Sử dụng các vật dụng trang trí đã có sẵn tại nhà, hoặc hỏi mượn từ bạn bè, người thân. - Mua sắm trực tuyến: Tận dụng các trang thương mại điện tử để tìm mua các vật dụng trang trí, thực phẩm với giá ưu đãi. - Sử dụng dịch vụ trọn gói: Nếu thuê dịch vụ tổ chức sự kiện, hãy tìm các gói dịch vụ trọn gói để tiết kiệm chi phí và thời gian. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 50SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy lập bảng tự đánh giá hành vi tiêu dùng của bản thân, gia đình và đưa ra cách điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp Phương pháp giải: Em tự liên hệ bản thân và đưa ra đánh giá Lời giải chi tiết:
Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 50 SGK GDCD 9 Cánh diều Em hãy vận dụng một cách tiêu dùng thông minh vào hoạt động tiêu dùng của bản thân, gia đình và ghi lại những lợi ích cụ thể của mỗi cách tiêu dùng đó. Phương pháp giải: Em liên hệ thực tế để hoàn thành Lời giải chi tiết:
Quảng cáo
|