Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạoNêu vị trí chiến lược của Việt Nam (xem thêm hình 12.2 bài 12 trang 77) Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 a Trả lời câu hỏi mục 1a trang 43 SGK Lịch sử 11 CTST Nêu vị trí chiến lược của Việt Nam (xem thêm hình 12.2 bài 12 trang 77) Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung mục 1a trang 43 SGK B2: Xem thêm hình 12.2 bài 12 trang 77 Lời giải chi tiết: - Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trên cả đất liền và trên biển, nằm ở trục giao thông quốc tế ở khu vực Đông nam Á, từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và Nam Á, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương - Việt Nam là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới và khu vực. Từ thời cổ đại, thường xuyên đối mặt với các cuộc bành trướng của các nước lớn phía bắc xuống phía nam và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. ? mục 1 b Trả lời câu hỏi mục 1b trang 43 SGK Lịch sử 11 CTST Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1b trang 43 SGK Lời giải chi tiết: - Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc + Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống các cuộc chiến tranh của các nước lớn với những đạo quân khổng lồ. + Có vai trò đặc biệt quan trong trong bảo vệ, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam. - Ý nghĩa: + Viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ,… + Tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, để lại nhiều kinh nghiệm và bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2a trang 44 SGK Lịch sử 11 CTST Quan sát Bảng 7.1, trình bày nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung mục 2a trong SGK B2: Quan sát bảng 7.1 Lời giải chi tiết: - Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng : - Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta. Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng. ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2b trang 46 SGK Lịch sử 11 CTST 1. Quan sát Bảng 7.2 và Hình 7.3, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo. Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền? 2. Quan sát Bảng 7.3 và hình 7.4 trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý (1075-1077). Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt.
Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung mục 2b trong SGK B2: Quan sát bảng 7.2 và hình 7.3 Lời giải chi tiết: 1. Diễn biến chính: - Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường: + Quân bộ theo đường Lạng Sơn. + Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng. - Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. - Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui. - Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước. => Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Kết quả - ý nghĩa: + Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi. + Nền độc lập của dân tộc được giữ vững. - Lê Hoàn đã vận dụng kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đó là dựa vào địa hình và hiện tượng thủy triều để làm đắm thuyền giặc 2. - Diễn biến: + Quân Tống nhiều lần vượt sông nhưng đều bị thất bại. + Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống bị tiêu diệt gần hết + Nhà Lý đề nghị giảng hòa,quân Tống rút về nước. - Ý nghĩa: + Bảo vệ nền độc lập của dân tộc +Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. - Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống: ? mục 2 c Trả lời câu hỏi mục 2c trang 50 SGK Lịch sử 11 CTST 1. Quan sát các bảng 7.4, 7.5 và các hình 7.5, 7.6, 7.8, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII). 2. Từ thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần? Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung mục 2c trong SGK B2: Quan sát các bảng 7.4, 7.5 và các hình 7.5, 7.6, 7.8 Lời giải chi tiết: 1. Nét chính về diễn biến và ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII): - Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần 1: + Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. + Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống” + Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần + Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi. - Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2: + Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta + Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. + Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. + Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long. Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước. - Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3: + Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp + Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan + Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm. + Chiến thắng Bạch Đằng: Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang. Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng. Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ - Ý nghĩa: + Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc. + Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân. + Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược. + Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc. 2. Từ thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần? - Những giá trị tinh thần từ sức mạnh tập thể, khối đại đoàn kết dân tộc từ thời nhà Trần đã xây nên "Hào khí Đông A" - một biểu tượng sức mạnh tinh thần, chính khí vô địch của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cũng như khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của lịch sử Việt Nam có thể tạo được sự đồng tâm, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ già đến trẻ hay từ trai đến gái. Lần đầu tiên, tất cả con dân Đại Việt đồng lòng vì nghĩa lớn, với tinh thần quyết tử để chống giặc ngoại xâm! Lúc bấy giờ đứng trước kẻ địch cường mãnh nhất thế giới, nhưng Đại Việt vẫn thể hiện được tinh thần tự lập tự cường, lòng yêu nước vô hạn. Tóm lại, hào khí Đông A không chỉ là nét chữ, lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của trên dưới quân-thần-dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước! Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn, vì ích nước mà sẵn sàng gạt thù nhà. ? mục 2 e Trả lời câu hỏi mục 2e trang 52 SGK Lịch sử 11 CTST 1. Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (năm 1785) của nhà Tây Sơn. 2. Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ-Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung 2d, e trong SGK Lời giải chi tiết: 1. Nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (năm 1785) của nhà Tây Sơn. - Kháng chiến chống Xiêm (1785): + Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta. + Cuối năm 1784, chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại. + Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền + Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm. Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn. - Kháng chiến chống Thanh (1789): + Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân). + Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta. + Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta => lực lượng quân Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa rồi cho người và Phú Xuân (Huế) cấp báo. + Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. + Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân. - Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung. - Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. 2. Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ-Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh. Thứ nhất, nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn. Thứ hai, vạch ra phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt. Để thắng quân địch có ưu thế về lực lượng, Nguyễn Huệ đã vạch ra một phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt: không đưa đại quân lên biên giới quyết chiến với giặc. Thứ ba, tiến công thần tốc, tiêu diệt địch bằng trận quyết chiến chiến lược, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Với lực lượng ít hơn địch, Nguyễn Huệ đã hết sức sáng suốt khi lựa chọn cách đánh sở trường mà quân Tây Sơn đã nhiều lần thực hiện và giành thắng lợi trong các cuộc giao chiến với quân chúa Nguyễn ở Đàng Trong, quân chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Nét đặc sắc trong nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của người Anh hùng “áo vải cờ đào” Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn (4-1975) kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam; rất cần được tiếp tục nghiên cứu. ? mục 2 g Trả lời câu hỏi mục 2g trang 52 SGK Lịch sử 11 CTST Giải thích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X-XIX). Các cuộc chiến tranh này đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá nào cho kho tàng nghệ thuật quân sự của Đại Việt? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung 2g trong SGK Lời giải chi tiết: * Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: - Nguyên nhân chủ quan: + Truyền thống yêu nước + Có sự lãnh đạo của vua và các tướng lĩnh mưu lược tài giỏi. - Nguyên nhân khách quan: + Những cuộc chiến tranh xâm lược là những cuộc chiến tranh phi nghĩa nên tất yếu dẫn đến thất bại. + Các đội quân xâm lược đều thiếu sự chuẩn bị về hậu cần nên nhanh chóng rơi vào bất lợi. ? mục 3 a Trả lời câu hỏi mục 3a trang 53 SGK Lịch sử 11 CTST Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung 3a trong SGK Lời giải chi tiết: - Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu: + An Dương Vương lơ là, mất cảnh giác + Xa rời những người cương trực, tài giỏi + Nội bộ Âu Lạc bất hòa. ? mục 3 b Trả lời câu hỏi mục 3b trang 53 SGK Lịch sử 11 CTST Vẽ sơ đồ tư duy nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh thời Hồ Quý Ly Phương pháp giải: Đọc lại nội dung 3b trong SGK Lời giải chi tiết: ? mục 3 d Trả lời câu hỏi mục 3d trang 54 SGK Lịch sử 11 CTST Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính các cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt nam từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu bên:
Phương pháp giải: Đọc lại nội dung 3 trong SGK Lời giải chi tiết: Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 55 SGK Lịch sử 11 CTST Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam Phương pháp giải: Xem lại nội dung mục 1 SGK Lời giải chi tiết: - Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc + Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống các cuộc chiến tranh của các nước lớn với những đạo quân khổng lồ. + Có vai trò đặc biệt quan trong trong bảo vệ, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam. - Ý nghĩa: + Viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ,… + Tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, để lại nhiều kinh nghiệm và bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 55 SGK Lịch sử 11 CTST Vẽ sơ đồ tư duy các cuộc kháng chiến thắng lợi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến là gì? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2 SGK Lời giải chi tiết: Một số sơ đồ tư duy của các cuộc kháng chiến thắng lợi:
- Theo em, điểm tương đồng của các cuộc kháng chiến chính là ý nghĩa của các cuộc kháng chiến đó: + Viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ,… + Tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, để lại nhiều kinh nghiệm và bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 55 SGK Lịch sử 11 CTST Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo. Lời giải chi tiết: Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhưng có thể khẳng định, trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì nhân dân luôn có vai trò, đóng góp đặc biệt quan trọng đối với vận mệnh, sự phát triển trường tồn của đất nước. Sức mạnh của quần chúng nhân dân là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mọi cuộc cách mạng; đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Trong toàn bộ hoạt động, Đảng ta luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”; xác định cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cách mạng của các tầng lớp Nhân dân góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, đẩy mạnh Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 521/2005/QĐ-TTg lấy ngày 19 tháng 8 hàng năm là “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống sẽ tiếp tục gia tăng. Ở trong nước, tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh trên phạm vi cả nước, làm gia tăng căng thẳng xã hội, từ đó có tác động, ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm an sinh xã hội. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 55 SGK Lịch sử 11 CTST Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945). Phương pháp giải: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo. Lời giải chi tiết: Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Thuở nhỏ Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm, sau gọi là Bình. Cả ba anh em đều theo học thầy Hiến, một nhà nho bất đắc chí, vì phản đối chính sách hà ngược của Trương Phúc Loan nên bỏ trốn vào Quy Nhơn mở trường dạy học ở ấp Yên Thái. Mùa xuân năm 1771, đất Tây Sơn sôi động, lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10 m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan được truyền đi khắp nơi. Các tầng lớp nhân dân người Kinh, người Thượng đều hăng hái tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn này, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ 18 và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại: Mà nay áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước xiết bao công trình. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh tan sào huyệt của quân Nguyễn, bắt giết được Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Sau chiến thắng, ông giao quyền cai quản Gia Định cho các tướng rồi trở lại Quy Nhơn. Năm 1785, được tin báo quân Xiêm xâm lược, Nguyễn Huệ đem đại binh vào Gia Định. Trong mấy trận đầu, quân Tây Sơn rút lui để nhử giặc vào trận địa mai phục sẵn. Quân Xiêm kéo vào Rạch Gầm và Xoài Mút (phía tây Mỹ Tho) bị phục binh Tây Sơn ở các mặt cùng đổ ập ra tiến công bất ngờ, quyết liệt. 5 vạn quân thủy bộ cùng 300 chiến thuyền bị đánh tan tác, chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy trốn về nước theo đường núi. Ngày 21 tháng 12 năm 1788, nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra bắc. Đêm 30 Tết, quân chủ lực Tây Sơn vượt sông Đáy tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch, mở đầu cuộc tiến công. Ngày 3 Tết vây đồn Hạ Hồi, uy hiếp buộc địch đầu hàng. Ngày 5 Tết, mở trận quyết chiến ở đồn Ngọc Hồi. Bằng trận Ngọc Hồi – Đầm Mực, quân Tây Sơn đã đập tan cứ điểm then chốt nhất của địch. Sau đó đồn Khương Thượng nhanh chóng bị tiêu diệt, tướng Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy. Trưa ngày 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng tướng sĩ chiến bào nhuộm đen khói súng tiến vào Thăng Long. Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của Nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm. Khi dân làng Văn Chương (Hà Nội) xin dựng lại bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Quang Trung tự tay phê vào lá đơn như sau: Nay mai dựng lại nước nhà, Bia nghè lại dựng trên ṭa muôn giàn. Nhưng tiếc thay, khi đất nước đang trên bước chuyển mình đầy triển vọng thì ngày 16-9-1792, Quang Trung đột ngột từ trần, lúc đó ông mới 39 tuổi.
Quảng cáo
|