GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Bài 65 trang 100 SGK Toán 8 tập 1Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi Quảng cáo
Đề bài Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E,F,G,H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ? Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Áp dụng: +) Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy. +) Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật: Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. Lời giải chi tiết Vì E,F lần lượt là trung điểm của AB,BC (giả thiết) ⇒ EF là đường trung bình của ∆ABC (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác) ⇒ EF//AC và EF=AC2 (1) (tính chất đường trung bình của tam giác) Do G,H lần lượt là trung điểm của CD,DA (giả thiết) ⇒ HG là đường trung bình của ∆ADC (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác) ⇒ HG//AC và HG=AC2 (2) (tính chất đường trung bình của tam giác) Từ (1) và (2) ⇒ EF//HG và EF=HG(=AC2) ⇒ EFGH là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành) Vì E,H lần lượt là trung điểm của AB,AD (giả thiết) ⇒ EH là đường trung bình của ∆ABD (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác) ⇒ EH//BD (tính chất đường trung bình của tam giác) Ta có: EF//AC và EH//BD mà AC⊥BD nên EF⊥EH Hay ^FEH=900 Hình bình hành EFGH có ˆE=900 nên là hình chữ nhật (theo dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|