Bài 5. Bảo vệ hòa bình - SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạoĐiền các từ còn thiếu lần lượt vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau: Hòa bình là tình trạng không có ...........tin hay xung đột ................ con người được sống vui vẻ, hoà thuận, ..............; là .................... của toàn nhân loại. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1 Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 24 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Điền các từ còn thiếu lần lượt vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau: Hòa bình là tình trạng không có ...........tin hay xung đột ................ con người được sống vui vẻ, hoà thuận, ..............; là .................... của toàn nhân loại. A. chiến tranh, vũ trang, hạnh phúc, khát vọng B. vũ trang, chiến tranh, bình đẳng, tiến bộ C. chiến tranh, vũ trang, bình đẳng, tiến bộ D. mâu thuẫn, vũ trang, bình đẳng, tôn trọng Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A. chiến tranh, vũ trang, hạnh phúc, khát vọng Bài 1 Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 24 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Điền các từ còn thiếu lần lượt vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau: Bảo vệ hòa bình là ................. để bảo và độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện các biện pháp để chủ động ...................... các nguy cơ chiến tranh, xung đột tranh chấp; không phân biệt, ..................... quốc gia, dân tộc. A. thương lượng, phòng tránh, kì thị B. thuyết phục, hạn chế, đối đầu C. đấu tranh, ngăn ngừa, kì thị D. đấu tranh, né tránh, đối đầu Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A. thương lượng, phòng tránh, kì thị Bài 1 Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 24 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bảo vệ hoà bình sẽ mang đến cho con người những giá trị nào? (có thểchọn nhiều câu trả lời) A. Cuộc sống bình yên, hạnh phúc. B. Điều kiện để phát triển toàn diện. C. Sự thiếu dứt khoát trong việc giải quyết các mâu thuẫn. D. Các mối quan hệ tốt đẹp. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A. Cuộc sống bình yên, hạnh phúc. B. Điều kiện để phát triển toàn diện. D. Các mối quan hệ tốt đẹp. Bài 1 Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 24 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Để bảo vệ hoà bình, học sinh cần làm gì ?(có thể chọn nhiều câu trả lời) A. Hưởng ứng các phong trào vị hoà bình. B. Tích cực tìm hiểu, giao lưu văn hoá giữa các nước. C. Phê phán những hành vi gây xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa. D. Phải đề cao lợi ích của dân tộc mình lên trên hết. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A. Hưởng ứng các phong trào vị hoà bình. B. Tích cực tìm hiểu, giao lưu văn hoá giữa các nước. C. Phê phán những hành vi gây xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa. Bài tập 2 Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 25 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy nêu những biểu hiện của hoà bình. Lời giải chi tiết: Những biểu hiện của hòa bình gồm: - Mọi người sống trong an toàn, không lo sợ bạo lực và tranh chấp. - Các quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp, giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán, thương lượng. - Không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị về sắc tộc, tôn giáo, giới tính, hay quan điểm. - Người dân cùng nhau xây dựng xã hội phồn vinh, công bằng và tiến bộ, mọi người giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. - Xã hội không có bạo lực, con người có quyền tự do, hạnh phúc, phát triển cá nhân và cộng đồng. - Trẻ em được đi học, mọi người được hưởng lợi ích từ văn hóa, giáo dục, và tri thức. - Mọi người sống và hành xử theo luật pháp, không có sự bất công trong xã hội. Bài tập 3 Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 25 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Theo em, vì sao chúng tra cần bảo vệ hòa bình? Lời giải chi tiết: Hòa bình là điều kiện tiên quyết để con người có thể sống trong an toàn, tự do, và phát triển. Khi có hòa bình, các quốc gia và con người có thể xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục mà không lo sợ chiến tranh, xung đột. Bảo vệ hòa bình giúp bảo vệ sự sống, gia đình, và cộng đồng khỏi những đau khổ, mất mát mà chiến tranh gây ra. Bài tập 4 Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 25 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy sưu tầm một bức ảnh/ tranh vẽ về chiến tranh và đưa ra lời bình (khoảng 10 câu) để làm rõ những hậu quả của chiến tranh đối với cuộc sống của con người. Lời giải chi tiết:
Bài tập 5 Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 26 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Thông qua việc tìm hiểu một số cuộc chiến tranh trong lịch sử nhân loại, em hãy chứng minh rằng: Chiến tranh là thảm họa của loài người. Lời giải chi tiết: Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn để lại hậu quả lâu dài đối với các quốc gia và dân tộc. Nhìn lại các cuộc chiến tranh trong lịch sử như Thế chiến thứ Nhất và Thế chiến thứ Hai, ta thấy rằng hàng triệu người đã thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nền kinh tế bị suy tàn. Chiến tranh hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki đã khiến hàng ngàn người chết ngay lập tức và hàng trăm ngàn người khác phải chịu đựng hậu quả về sức khỏe. Chiến tranh cũng làm chia rẽ cộng đồng, tạo ra hận thù và tổn thất về văn hóa. Nó không chỉ gây đau khổ cho những người trực tiếp tham gia mà còn ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Bài tập 6 Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 26 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Hiện nay, xung đột vũ trang còn diễn ra ở một số nơi trên thế giới. Em hãy liệt kê những việc mà học sinh có thể làm để góp phần ngăn chặn xung đột vũ trang và bảo vệ nền hòa bình thế giới. Lời giải chi tiết: Những việc mà học sinh có thể làm để góp phần ngăn chặn xung đột vũ trang và bảo vệ nền hòa bình thế giới: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hòa bình. - Tham gia các hoạt động vì hòa bình do trường hoặc địa phương tổ chức. - Tìm hiểu về các phong trào hòa bình quốc tế và ủng hộ. - Giao lưu văn hóa với học sinh từ các quốc gia khác để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. - Phê phán và chống lại các hành vi cổ xúy chiến tranh, bạo lực. - Xây dựng và phát triển tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa các bạn học sinh. - Tham gia các cuộc thi viết, vẽ tranh về chủ đề hòa bình. - Tự rèn luyện tính tự giác, lòng nhân ái để trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội. - Phản đối những hành vi gây hấn, xung đột vũ trang phi nghĩa. Bài tập 7 Trả lời câu hỏi Bài tập 7 trang 26 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đánh dấu X vào những việc làm có biểu hiện của bảo vệ hòa bình trong cuộc sống hằng ngày ở bảng dưới đây và giải thích vì sao. Lời giải chi tiết:
Bài tập 8 Trả lời câu hỏi Bài tập 8 trang 28 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào trong bảng dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích vì sao? Lời giải chi tiết:
Bài tập 9 Trả lời câu hỏi Bài tập 9 trang 29 sách bài tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy lập kế hoạch tổ chức một hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa bình. Gợi ý: Một số hoạt động có thể tổ chức như: - Đi bộ vì hòa bình - Biểu diễn văn nghệ - Viết thư - Vẽ tranh thiết kế poster,... Lời giải chi tiết: Kế hoạch tổ chức hoạt động: "Vẽ tranh và thiết kế poster về Hòa Bình" Mục tiêu hoạt động: - Góp phần nâng cao nhận thức về hòa bình và tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình. Khuyến khích học sinh thể hiện tình yêu hòa bình qua các tác phẩm nghệ thuật. Tạo ra một sân chơi sáng tạo, lành mạnh cho học sinh để thúc đẩy tinh thần đoàn kết. Thời gian tổ chức: Từ 8h00 đến 11h30, ngày 25/11/2024. Nội dung hoạt động: Học sinh sẽ tham gia vẽ tranh hoặc thiết kế poster về các chủ đề liên quan đến hòa bình như: chống chiến tranh, tình hữu nghị giữa các quốc gia, tôn trọng sự khác biệt văn hóa. Cách thực hiện và phân công: Chuẩn bị: - Phân công đội ngũ trang trí phòng vẽ và chuẩn bị giấy, màu vẽ, dụng cụ thiết kế. - Phân công nhóm làm truyền thông quảng bá sự kiện trong trường. Trong quá trình diễn ra: - Tổ chức cho học sinh các lớp tham gia theo nhóm hoặc cá nhân. - Ban giám khảo sẽ chấm điểm và trao giải vào cuối buổi. Kết quả cần đạt: - Các tác phẩm nghệ thuật sẽ được trưng bày trong trường để truyền tải thông điệp hòa bình đến toàn bộ học sinh và giáo viên. - Phát triển ý thức trách nhiệm của học sinh đối với việc bảo vệ hòa bình.
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|