Bài 46 trang 24 SGK Toán 6 tập 1

Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1.

Quảng cáo

Đề bài

   a) Trong phép chia cho \(2\), số dư có thể bằng \(0\) hoặc \(1.\) Trong mỗi phép chia cho \(3\), cho \(4\), cho \(5\), số dư có thể bằng bao nhiêu ?

   b) Dạng tổng quát của số chia hết cho \(2\) là \(2k\), dạng tổng quát của số chia hết cho \(2\) dư \(1\) là \(2k + 1\) với \(k ∈\mathbb N.\) Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho \(3\), số chia cho \(3\) dư \(1\), số chia cho \(3\) dư \(2.\)

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lưu ý: Trong một phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia, từ đó ta sẽ tìm được số dư của từng phép chia.

Lời giải chi tiết

a) Trong một phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.

Số dư trong phép chia cho \(3\) có thể là \(0; 1; 2.\)

Số dư trong phép chia cho \(4\) có thể là: \(0; 1; 2; 3.\)

Số dư trong phép chia cho \(5\) có thể là: \(0; 1; 2; 3; 4.\)

b) Dạng tổng quát của số chia hết cho \(3\) là \(3k\), với \(k ∈\mathbb N.\)

Dạng tổng quát của số chia cho \(3\) dư \(1\) là \(3k + 1\), với \(k ∈\mathbb N.\)

Dạng tổng quát của số chia cho \(3\) dư \(2\) là \(3k + 2\), với \(k ∈\mathbb N.\) 

* Tổng quát: Dạng tổng quát của số chia cho \(m\) dư \(n\) là \(m.k + n\) với \((k ∈ \mathbb N).\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close