Bài 4 trang 43 SGK Sinh học 9Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Quảng cáo
Đề bài Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: a) Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1. b) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết. d) Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P. Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Khi xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng bất kì thì ta làm theo các bước sau: Bước 1: Xác định tính trạng trội / lặn => quy ước kiểu gen Bước 2: Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của từng tính trạng ở đời con Bước 3: Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình chung của các tính trạng + Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó => các gen phân li độc lập với nhau + Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình khác tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó => các gen cùng nằm trên 1 NST Lời giải chi tiết Xét P: Trơn, không tua cuốn x Nhăn, có tua cuốn F1: Trơn, có tua cuốn => Trơn trội hoàn toàn so với nhăn => A - Trơn >> a - Nhăn => Có tua cuốn trội hoàn toàn so với không có tua cuốn => B có tua cuốn >> b không có tua cuốn Xét tỉ lệ phân li kiểu hình từng tính trạng ở đời con F2 có: Trơn : Nhăn = 3 trơn : 1 nhăn => Có tua cuốn : Không có tua cuốn = 3 có tua cuốn : 1 không có tua cuốn Xét tỉ lệ phân li kiểu hình chung của hai tính trạng ở F2: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn ≠(3 trơn : 1 nhăn)(3 có tua cuốn : 1 không có tua cuốn) => Hai cặp gen Aa và Bb không phân li độc lập với nhau => Hai gen cùng nằm trên 1 NST Đáp án c Loigiaihay.com
Quảng cáo
|