TẶNG KHOÁ ĐỀ THI HK2 TỚI 599K
Giờ
Phút
Giây
Bài 4 trang 39 SGK Đại số 10Xét tính chẵn lẻ của hàm số Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Xét tính chẵn lẻ của hàm số: LG a y=|x|; Phương pháp giải: Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=f(x). Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=−f(x). Lời giải chi tiết: Tập xác định của y=f(x)=|x| là D=R. ∀x∈R⇒−x∈R f(−x)=|−x|=|x|=f(x) Vậy hàm số y=|x| là hàm số chẵn. LG b y=(x+2)2 Phương pháp giải: Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=f(x). Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=−f(x). Lời giải chi tiết: Tập xác định của y=f(x)=(x+2)2 là R. ∀x∈R⇒−x∈R f(−x)=(−x+2)2=x2–4x+4=(x−2)2 ≠(x+2)2=f(x) Mà −f(x)=−(x+2)2 nên f(−x)=(x−2)2 ≠−(x+2)2=−f(x) Vậy hàm số y=(x+2)2 không chẵn, không lẻ. LG c y=x3+x ; Phương pháp giải: Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=f(x). Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=−f(x). Lời giải chi tiết: Tập xác định: D=R, ∀x∈D⇒−x∈D f(–x)=(–x)3+(–x)=−x3−x =−(x3+x)=–f(x) Vậy hàm số đã cho là hàm số lẻ. LG d y=x2+x+1. Phương pháp giải: Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=f(x). Hàm số y=f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu : ∀x∈D thì −x∈D và f(−x)=−f(x). Lời giải chi tiết: Tập xác định: D=R, ∀x∈D⇒−x∈D f(−x)=(−x)2+(−x)+1 =x2−x+1≠f(x) Lại có −f(x)=−(x2+x+1) =−x2−x−1 Nên f(−x)=x2−x+1 ≠−x2−x−1=−f(x) Vậy hàm số không chẵn cũng không lẻ. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|