Bài 29 trang 14 SGK Toán 8 tập 1

Đố: Đức tính đáng quý.

Quảng cáo

Đề bài

Đố: Đức tính đáng quý.

Hãy viết mỗi biểu thức sau dưới dạng bình phương hoặc lập phương của một tổng hoặc một hiệu, rồi điền chữ cùng dòng với biểu thức đó vào bảng cho thích hợp. Sau khi thêm dấu, em sẽ tìm ra một trong những đức tính quý báu của con người.

\({x^3} - 3{x^2} + 3x - 1\)                  \(N\)

\(16 + 8x + {x^2}\)                            \(  U\)

\(3{x^2} + 3x + 1 + {x^3}\)                  \(H\)

\(1 - 2y + {y^2}\)                               \(Â\)

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng: Hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu, bình phương của một tổng hoặc một hiệu. 

\((A+B)^2=A^2+2AB+B^2\)

\((A-B)^2=A^2-2AB+B^2\)

\({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)

\({\left( {A - B} \right)^3} = {A^3} - 3{A^2}B + 3A{B^2} - {B^3}\)

Lời giải chi tiết

Ta có:

N: \({x^3} - 3{x^2} + 3x - 1 \)

\(= {x^{3}} - 3.{x^2}.1 + 3.x{.1^2} - {1^3} = {\left( {x - 1} \right)^3}\)

U: \(16 + 8x + {x^2} = {4^2} + 2.4.x + {x^2} \)

                            \(= {\left( {4 + x} \right)^2} = {\left( {x + 4} \right)^2}\)                                                  

H: \(3{x^2} + 3x + 1 + {x^3} \)

\(= {x^3} + 3{x^2} + 3x + 1 \)

\(= {x^3} + 3.{x^2}.1 + 3.x{.1^2} + {1^3} \)

\(= {\left( {x + 1} \right)^3} = {\left( {1 + x} \right)^3}\)

Â: \(1 - 2y + {y^2} = {y^2} - 2y + 1 \)

\(= {y^2} - 2.y.1 + {1^2} \)

\(= {\left( {y - 1} \right)^2} = {\left( {1 - y} \right)^2}\) 

Ta điền vào bảng như sau:

Vậy: Đức tính đáng quý là "NHÂN HẬU"

Chú ý:

Có thể khai triển các biểu thức \({\left( {x - 1} \right)^3},{\left( {x + 1} \right)^3},{\left( {y - 1} \right)^2},{\left( {x + 4} \right)^2}\) ... để tìm xem kết quả ứng với chữ nào và điền vào bảng.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close