Bài 22. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản trang 72, 73, 74, 75 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạoKhoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng Quần đảo Nhật Bản nằm ở Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 1 Quần đảo Nhật Bản nằm ở A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Nam Đại Dương. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 1 2 Từ bắc xuống nam, bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản lần lượt là A. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư. B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư. C. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. D. Hôn-suHô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 1 3 Mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp là đặc điểm khí hậu của A. phía bắc Nhật Bản. B. phía nam Nhật Bản. C. khu vực trung tâm Nhật Bản. D. khu vực ven biển Nhật Bản. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 1 4 Loại rừng chiếm ưu thế ở Nhật Bản là A. rừng nhiệt đới. B. rừng lá rộng. C. rừng lá kim. D. rừng cận nhiệt ẩm. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 1 5 Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm dân cư Nhật Bản? A. Nhật Bản có số dân đông, đứng thứ 11 trên thế giới (năm 2020). B. Tỉ lệ gia tăng dân số của Nhật Bản ở mức âm (năm 2020). C. Nhật Bản có cơ cấu dân số già. D. Nhật Bản có thành phần dân cư đa dạng. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 1 6 Dựa vào hình 22.3 SGK trang 120, cho biết các đô thị có số dân từ 1 triệu người trở lên ở Nhật Bản phân bố chủ yếu trên đảo nào. A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 1 7 Dựa vào hình 22.3 SGK trang 120 cho biết thủ đô Tô-ky-ô có mật độ dân số bao nhiêu người/km2 (năm 2020) A. Từ 300 đến 399 B. Từ 400 đến 499. C. Từ 500 đến 999. D. Từ 1000 trở lên Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 2 Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng:
Lời giải chi tiết:
Câu 3 Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về đặc điểm dân cư của Nhật Bản.: Lời giải chi tiết: Ghép các thông tin theo thứ tự sau đây:
Câu 4 Dựa vào hình 22.3 SGK trang 120, hãy điền tên các đô thị tương ứng với quy mô dân số đô thị của Nhật Bản vào bảng dưới đây: Lời giải chi tiết:
Câu 5 Điền các từ hoặc cụm từ đã cho vào chỗ trống (……...) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây:
Nhật Bản có nền……….truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là quốc gia có nhiều………. lịch sử, danh lam………. trên khắp đất nước-là những tài nguyên có giá trị trong phát triển……….của Nhật Bản. Người Nhật Bản……….,có tinh thần tập thế, ý thức tự giác và kỉ luật trong công việc. Nhật Bản là một trong những nước có nền……….hàng đầu thế giới. Người dân có………. cao, hệ thống……….rất phát triển, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc đối với mọi người dân. Nhờ đó tỉ lệ……….ở trẻ sơ sinh thấp, trung bình ……….thuộc loại cao nhất thế giới. Lời giải chi tiết: Nhật Bản có nền văn hóa truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là quốc gia có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước-là những tài nguyên có giá trị trong phát triển du lịch của Nhật Bản. Người Nhật Bản chăm chỉ, có tinh thần tập thế, ý thức tự giác và kỉ luật trong công việc. Nhật Bản là một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Người dân có mức sống cao, hệ thống y tế rất phát triển, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc đối với mọi người dân. Nhờ đó tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, trung bình tuổi thọ thuộc loại cao nhất thế giới. Câu 6 Dựa vào các hình dưới đây, hãy trả lời các câu hỏi: 1. Ghi tên của những nét văn hoá truyền thông nổi tiếng của Nhật Bản vào chỗ trống (......) dưới mỗi hình.
2. Sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn bản ngắn giới thiệu về một trong những nét văn hoá truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản mà em thích nhất. (Gợi ý: trà đạo, thư pháp, đấu vật Su-mô, trang phục truyền thống Ki-mô-nô, ẩm thực,…) Lời giải chi tiết: ♦ Yêu cầu số 1: - Ảnh số 1: Trang phục truyền thống Ki-mô-nô - Ảnh số 2: đấu vật su-mô - Ảnh 3: Trà đạo - Ảnh 4: món ăn su-shi ♦ Yêu cầu số 2: Một trong những nét văn hóa truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản mà em thích nhất chính là nghi thức trà chanoyu, còn được gọi là trà cảnh. Đây là một nghệ thuật thưởng trà đầy tinh tế và đậm chất truyền thống của người Nhật. Trong chanoyu, không chỉ có việc pha trà, mà còn chú trọng đến mọi chi tiết như lựa chọn đồ trang sức, các vật trang trí và cả không gian xung quanh. Nghi thức trà là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh thần tĩnh lặng, tôn trọng và sự tập trung vào từng khoảnh khắc. Nó không chỉ là cách uống trà mà còn là cách thể hiện tôn trọng đối với khách mời và tạo ra một môi trường thú vị để trò chuyện và chia sẻ. Trong không gian nhỏ gọn của phòng trà, mọi người có thể thả mình vào thế giới của sự tĩnh lặng và hòa mình vào văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Nghi thức trà chanoyu thể hiện sự kỹ lưỡng, động viên tình thần và tôn trọng sâu sắc đối với người khác. Đây là một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản, nơi mà truyền thống và hiện đại thường giao hòa một cách đẹp đẽ. Điều này làm cho chanoyu trở thành một phần đặc biệt và đáng quý của văn hóa Nhật Bản mà tôi luôn ngưỡng mộ.
Quảng cáo
|