Bài 22: Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều

Ai Cập và Hy Lạp là hai nền văn minh cổ đại tiêu biểu của nhân loại. Hãy chia sẻ những điều em biết về hai nền văn minh này. Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Ai Cập ngày nay trên lược đồ.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Ai Cập và Hy Lạp là hai nền văn minh cổ đại tiêu biểu của nhân loại. Hãy chia sẻ những điều em biết về hai nền văn minh này.

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng 

- Chỉ ra được những điều em biết về hai nền văn minh Ai Cập và Hy Lạp

Lời giải chi tiết:

- Nền văn minh Ai cập cổ đại hay còn được biết tới là nền văn minh sông Nile được xem là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Địa lý chính là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới.

- Nền văn hóa Hy Lạp cổ điển thường được coi là cội nguồn văn hóa mà góp phần tạo ra nền tảng cho nền văn hoá phương Tây thời kỳ cận đại và còn được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây

Khám phá 1

Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Ai Cập ngày nay trên lược đồ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Văn minh Ai Cập- Vị trí địa lí (SGK trang 102) 

- Chỉ ra được vị trí địa lý của Ai Cập trên bản đồ

Lời giải chi tiết:

- Ai Cập nằm ở Bắc Phi, là cầu nối giữa châu Phi và châu Á, có kênh đào Xuy-ê nổi tiếng. Ai Cập là quốc gia nằm ở khu vực Bắc Phi, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía đông bắc giáp I-xra-en (Israel), phía đông giáp vịnh A-qua-ba (Aqaba) và Biển Đỏ, phía nam giáp Xu-đăng (Sudan), phía tây giáp Li-bi (Libya)

Khám phá 2

Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy mô tả kim tự tháp và đồng hồ mặt trời ở Ai Cập cổ đại

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Văn minh Ai Cập- Thành tựu tiêu biểu (SGK trang 103) 

- Chỉ ra được thông tin về kim tự tháp và đồng hồ mặt trời ở Ai Cập cổ đại

Lời giải chi tiết:

- Kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được xây dựng cách ngày nay khoảng gần 5.000 năm. Kim tự tháp có đáy hình vuông với bốn mặt đều nhau, được xây dựng từ những tảng đá nguyên khối, nặng từ 2,5 đến 30 tấn, mài nhẵn bề mặt và xếp chồng lên nhau.

- Năm 2013, một chiếc đồng hồ mặt trời cổ được phát hiện ở Ai Cập. Đồng hồ mặt trời này là một đĩa bằng đá vôi, được chia thành 12 phần. Ở tâm đồng hồ có một lỗ hôm sâu và được gắn lõi kim loại. Bóng hắt ra từ lõi này giúp con người nhận biết được thời gian. Nhờ đồng hồ mặt trời mà người Ai Cập cổ đại có thể tính được thời gian trong ngày

Khám phá 3

Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy kể lại câu chuyện về khám phá lăng mộ của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn (Pharaoh Tutankhamun và xây dựng Kim tự tháp Kê-ốp 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Văn minh Ai Cập- Một số câu chuyện về Ai Cập cổ đại (SGK trang 104)

- Chỉ ra được câu chuyện về khám phá lăng mộ của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn và xây dựng Kim tự tháp Kê-ốp

Lời giải chi tiết:

- Khám phá lăng mộ của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn

Hoàng gia Anh đã phát hiện ra lăng mộ của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn. Phát hiện này đã hé lộ nhiều điều kì diệu về Ai Cập cổ đại. Theo con đường hầm dẫn sâu xuống lòng đất, các nhà khảo cổ học tìm thấy căn phòng đầu tiên chứa nhiều vật dụng hằng ngày của pha-ra-ông. Đến căn phòng thứ hai, nhiều đồ có giá trị được tìm thấy tại đây. Căn phòng thứ ba là nơi đặt thi hài của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-môn, với quan tài đều được dát vàng. Việc tìm thấy lăng mộ còn nguyên vẹn của vị pha-ra-ông trẻ tuổi đã giúp các nhà khoa học có thể làm sáng tỏ hơn những điều bí ẩn về Ai Cập cổ đại.

- Xây dựng kim tự tháp kê -ốp

Kim tự tháp Kê-ốp cao khoảng 147 m, được xây dựng từ những tảng đá nặng từ 2 đến 2,5 tấn. Để xây dựng kim tự tháp này, Kê-ốp đã huy động đông đảo người dân lao động trong nước đến công trình làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần 100 000 người, cứ 3 tháng thay phiên một lần. Người ta phải dùng thuyền chở đã từ nơi khác đến. Từ bến đá đến khu xây kim tự tháp, người ta phải xây dựng một con đường bằng những tảng đá mài nhẵn, dài hơn 900 m, rộng 18 m. Chỉ riêng việc xây dựng con đường này cũng đã mất 10 năm. Không kể thời gian làm đường và hâm mộ dưới lòng đất, việc xây dựng kim tự tháp kéo dài 20 năm mới hoàn thành

Khám phá 4

Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy xác định vị trí địa lí của Hy Lạp ngày nay trên lược đồ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Văn minh Hi Lạp- Vị trí địa lý  (SGK trang 105)  

- Chỉ ra được vị trí địa lí của Hy Lạp ngày nay trên lược đồ

Lời giải chi tiết:

- Hy Lạp nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng (Balkan), phía đông nam châu Âu,

phía bắc giáp An-ba-ni (Albania), Bắc Ma-xê-đô-ni-a (Macedonia) và Bun-ga-ri

(Bulgaria), phía đông giáp Thổ Nhĩ Kỳ và biển Ê-giê (Aegea), phía nam giáp

Địa Trung Hải, phía tây giáp biển 1-ô-ni (lonia).

Khám phá 5

Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, em hãy mô tả về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp cổ đại

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Thành tựu tiêu biểu  (SGK trang 106)  

- Chỉ ra được thông tin về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp cổ đại

Lời giải chi tiết:

- Cư dân Hy Lạp cổ đại có nhiều thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc, khoa học, văn học,...

- Các công trình kiến trúc Hy Lạp thường sử dụng vật liệu đá tự nhiên để xây dựng, với một hệ thống kết cấu kiến trúc bao gồm dầm, cột đá và tường đá không có mạch vữa, trong đó kết cấu và hình thức của cột là đặc điểm quan trọng nhất. Tiêu biểu trong nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp là đến Pác-tê-nông (Parthenon), đền thờ thần Dớt (Zeus)

- Về điêu khắc, cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của nhiều tác phẩm có vẻ đẹp cân đối, mẫu mực về hình thể và tỉ lệ, trong đó có một số tác phẩm còn lại đến ngày nay, như tượng Nữ thần chiến thắng, tượng thần Vệ Nữ ở Mi-lô (Milo), tượng Lực sĩ ném đĩa.…

Khám phá 6

Đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, em hãy:

- Cho biết lịch sử Thế vận hội Ô-lim-pic.

- Kể lại câu chuyện về thần Dớt.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Văn minh Hi Lạp- Một số câu chuyện về Hy Lạp cổ đại  (SGK trang 107)  

- Chỉ ra được lịch sử Thế vận hội Ô-lim-pic và câu chuyện về thần Dớt

Lời giải chi tiết:

- Lịch sử Thế vận hội Olympic

+ Thế vận hội Ô-lim-pic có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Thế vận hội là Hê-ra-clet (Heracles, con trai của thần Dớt), nhằm tôn vinh các vị thần.

+ Thế vận hội Ô-lim-pic cổ đại thường được tổ chức vào ngày thứ 10 của tuần trăng đầu trước ngày Hạ chí (22-6), kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Lúc đầu chỉ có các cuộc thì chạy, sau đó Thế vận hội có thêm các môn thi khác như nhảy xa, ném đĩa, ném lao, đấu vật, đua ngựa.... Trong thời gian diễn ra Thế vận hội, các cuộc chiến tranh giữa các thành bang đều dừng lại để mọi người có thể an toàn đến tham dự và xem thì đầu.

- Kể lại câu chuyện về thần Dớt

+ Theo thần thoại Hy Lạp, sau khi giành chiến thắng trước các thần khổng lồ Ti-tan (Titan), để nhường công cho các anh chị em ruột của mình, thần Dớt đã phân chia các công việc cho họ cai quản. Trong đó, có các công việc như cai quản biển cả, cai quản công việc đời sống hằng ngày.....

+ Về phần mình, với tư cách là chủ nhân của sấm sét, thần Dớt giữ quyền cai quản Thương Giới, sắp đặt mọi việc trên thế gian. Trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với Đất là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài.

Luyện tập

 Lập bảng về một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập và Hy Lạp theo gợi ý dưới đây vào vở ghi.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại bài Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới  (SGK trang 102)  

- Chỉ ra được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập và Hy Lạp

Lời giải chi tiết:

Nền văn minh

Thành tựu tiêu biểu

Ai Cập

- Kim tự tháp Ai Cập 

- Đồng hồ mặt trời

Hi Lạp

- Tiêu biểu trong nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp là đến Pác-tê-nông (Parthenon), đền thờ thần Dớt (Zeus)

- Về điêu khắc, cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của nhiều tác phẩm có vẻ đẹp cân đối, mẫu mực về hình thể và tỉ lệ, trong đó có một số tác phẩm còn lại đến ngày nay, như tượng Nữ thần chiến thắng, tượng thần Vệ Nữ ở Mi-lô (Milo), tượng Lực sĩ ném đĩa....

Vận dụng

Sưu tầm và kể lại một câu chuyện về văn minh Ai Cập (pha-ra-ông, kim tự tháp,...) hoặc văn minh Hy Lạp (lễ hội, các vị thần,...)

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng 

- Chỉ ra được một câu chuyện về văn minh Ai Cập hoặc văn minh Hy Lạp

Lời giải chi tiết:

- Một thuật sĩ thời cổ Ai Cập có ma thuật biến mèo thành chuột, biến cá thành chim và có thể đọc được các văn bản bí hiểm nhất chép trên các thứ giấy cói về cách luyện bùa phép. Nhờ thế hắn ta chế ra thứ nước uống mà ai nấy uống vào đều bị mê hoặc và bị sai khiến. Hắn được Pharaông (chữ gọi các vua Ai Cập) trọng dụng. Ngày kia, Pharaông đưa hắn xem lọn tóc của một cô gái vướng trên một nhánh thông bá hương còn tỏa mùi thơm ngát và hỏi đây là tóc của ai. Bằng các phép thuật hắn biết đây là tóc của một cô gái đẹp nhất trần gian tên là Taichek. Nghe vậy, Pharaông hạ lệnh cho nhà thuật sĩ vĩ đại nhất của mình phải bằng mọi cách tìm cho ra cô gái ấy đem về làm vợ vua. Tiếc rằng, Taichek đã có chồng là Bata. Dầu vậy, để giữ hư danh và lợi dưỡng của mình, nhà thuật sĩ tà đạo vẫn dùng phép thuật tìm đến trước nhà Taichek lúc hai vợ chồng đang ngủ. Hắn đọc thần chú tự biến mình thành một con quạ đen bay qua cửa sổ vào phòng và cướp lấy nàng Taichek đem về cung điện cho Pharaông. Phần người chồng (Bata), gã thuật sĩ độc ác đã đốn ngã cây thông bá hương trên đó có giấu trái tim Bata. Nhưng trái tim không vỡ nát, do quyền năng cũng như sức mạnh của tình yêu mà nó được bảo vệ và vẫn sống động, biến hóa để được gần gũi Taichek mãi mãi. Nên cuối cùng, Pharaông vẫn không chinh phục được Taichek - con gái của thần Rê (thần mặt trời) - và gã thuật sĩ bất lực trước sự tái sinh của Bata. Câu chuyện cho hoàng tử Césarion hiểu rằng, nắm phép thuật hoặc thần thông chưa hẳn là điều hay ho, là mục đích cuối cùng của sự tu luyện, mà sự sống xuất phát từ chân tâm mới là điều cần nhất, rốt ráo nhất để đem lại hạnh phúc

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close