Bài 21 trang 103 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2Giải bài tập Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R, đường kính BC với AB < AC. Vẽ Quảng cáo
Đề bài Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R, đường kính BC với AB < AC. Vẽ đường tròn tâm I, đường kính AO, cắt AB, AC lần lượt tại H và K. a) Chứng minh H, I, K thẳng hàng. b) Tia OH và OK lần lượt cắt các tiếp tuyến tại B và C của đường tròn tâm O tại D và E. Chứng minh rằng BD + CE = DE và BD.CE = R2. c) Gọi P,Q lần lượt là trung điểm của OD và OE. Chứng minh tứ giác APOQ nội tiếp. d) Biết BD = 4 cm, EC = 6 cm. Hãy tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác DOE. Phương pháp giải - Xem chi tiết a) Chứng minh AHOK là hình chữ nhật suy ra I là trung điểm của HK. b) Chứng minh A, D, E thẳng hàng, sử dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau và hệ thức lượng trong tam giác vuông. c) Chứng minh ˆPAQ=900, suy ra tứ giác APOQ có tổng hai góc đối bằng 1800. d) Gọi O’ là trung điểm của DE. Vì ΔODE vuông tại O nên O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DOE và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác DOE bằng DE2. Lời giải chi tiết a) Ta có ˆAHO=ˆAKO=900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn). Xét tứ giác AHOK có: ˆHAK=ˆAHO=ˆAKO=900⇒ Tứ giác AHOK là hình chữ nhật (Tứ giác có 3 góc vuông). ⇒ Hai đường chéo AO và HK cắt nhau tại trung điểm đường. Mà I là trung điểm của AO (gt) ⇒I cũng là trung điểm của HK. Vậy H, I, K thẳng hàng. b) +) Ta có: ˆDAB=ˆAOH (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AH). ˆEAC=ˆAOK (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AK). ⇒ˆDAB+ˆHAK+ˆEAC=ˆAOH+ˆHAK+ˆAOK=ˆHAK+ˆHOK=1800 (tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp) ⇒D;A;E thẳng hàng. Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có BD=AD;CE=AE ⇒BD+CE=AD+AE. Mà D; A; E thẳng hàng (cmt) ⇒AD+AE=DE. Vậy BD+CE=DE. +) Ta có: BD.CE=AD.AE. Ta có: ˆDAO=ˆAKO (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AO). Mà ˆAKO=900 (AHOK là hình chữ nhật) ⇒ˆDAO=900⇒AO⊥DE tại A. ˆHOK=900 (AHOK là hình chữ nhật) ⇒ΔDOE vuông tại O. Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông DOE có : AD.AE=AO2=R2. Vậy BD.CE = R2. c) Xét tam giác vuông OAD có AP là trung tuyến ứng với cạnh huyền OD ⇒PA=PO=PD⇒ΔPAO cân tại P ⇒ˆPOA=ˆPAO. Chứng minh tương tự ta có : ˆQOA=ˆQAO. ⇒ˆPAQ=ˆPAO+ˆQAO=ˆPOA+ˆQOA=ˆPOQ=900. Xét tứ giác APOQ có: ˆPOQ+ˆPAQ=900+90=1800⇒ Tứ giác APOQ là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800). d) Gọi O’ là trung điểm của DE. Vì ΔODE vuông tại O nên O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DOE và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác DOE bằng DE2. Mà DE=BD+CE=4+6=10(cm) ⇒R=DE2=5(cm). Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|