Bài 2. Toàn cấu hóa, khu vực hóa kinh tế - SGK Địa lí 11 Cánh diều

Dựa vào thông tin và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I 1

Dựa vào thông tin và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1.I và bảng 2


Lời giải chi tiết:

Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

- Sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, công nghệ… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng. Hợp tác song phương và đa phương phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

- Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, việc di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới thuận lợi hơn.

- Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển KT-XH của các quốc gia và thế giới như tổ chức WTO, WB…

- Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.


? mục I 2

Hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2.I để trả lời


Lời giải chi tiết:

Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế:

- Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

- Gia tăng mối liên hệ, mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi những thành tựu của KHKT và công nghệ hiện đại.

- Xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.

- Tuy nhiên, toàn cầu hóa làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…


? mục I 3

Hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3.I để trả lời


Lời giải chi tiết:

Toàn cầu hóa kinh tế có ảnh hưởng đối với các nước trên thế giới ở 2 mặt như sau:

- Về mặt tích cực:

    + Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh như nguyên liệu, vốn, công nghệ, thịt trường…

    + Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cản thiện mức sống cho người dân và giải quyết việc làm cho người lao động.

    + Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách để tiếp cận thị trường; cải cách kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp để đáp ứng được quá trình hội nhập. Đồng thời, thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

- Về tiêu cực: làm gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.


? mục II 1

Hãy trình bày các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.1 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

- Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương…

- Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau như liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan…


? mục II 2

Dựa vào thông tin, hãy trình bày các hệ quả của khu vực hóa kinh tế.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.2 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Các hệ quả của khu vực hóa kinh tế:

- Tạo điều kiện và thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

- Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển KT-XH.

- Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

- Tuy nhiên, cũng làm xuất hiện các vấn đề cần quan tâm đối với mỗi quốc gia như tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực…


? mục II 3

Hãy phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Phương pháp giải:


Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.3 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới: 

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

- Thông qua các tổ chức khu vực, mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực.


Luyện tập 1

Lập sơ đồ thể hiện các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế (mục I.1) để lập sơ đồ.


Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

Lấy một số ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.


Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế để nêu ví dụ.


Lời giải chi tiết:

Một số ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

- Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) dựa trên sự liên kết ngày càng sâu rộng bắt đầu từ trụ cột kinh tế, lan tỏa sang trụ cột tư pháp nội vụ rồi an ninh chính trị, gắn liền với việc xây dựng, đàm phán và kí kết các hiệp ước. Các hiệp ước của EU qui định mục đích, việc thiết kế, vận hành cơ cấu bộ máy thể chế, sự tương tác giữa các thể chế chung, sự chia sẻ quyền hạn giữa các thể chế siêu quốc gia với các nước thành viên, nhằm tăng cường liên kết cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Một trong những trọng tâm hợp tác của Năm APEC 2021 là xây dựng Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc thông qua Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 tại Tuần lễ Cấp cao năm nay. Đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác. Bên cạnh những thành tự về tự do hóa thương mại và đầu tư nêu trên, về thuận lợi hóa kinh doanh, chi phí giao dịch thương mại trong khu vực giảm đáng kể qua các lần cắt giảm 5% vào các năm 2006, 2010 và 10% vào năm 2015. Về hợp tác kinh tế - kỹ thuật, mỗi năm, APEC hỗ trợ kinh phí cho khoảng 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực với tổng giá trị lên đến 23 triệu USD.


Vận dụng

Thu thập thông tin và liên hệ thực tế về một số kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN.


Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau,


Lời giải chi tiết:

 Gia nhập ASEAN là bước hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với tiến trình tham gia ASEAN, mối quan hệ kinh tế của ta với với các đối tác cũng không ngừng được mở rộng, tạo cơ sở để Việt Nam hội nhập cả về kinh tế và chính trị ở các cấp độ khác từ đa phương, khu vực đến song phương với dấu ấn là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao nhất như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Việt Nam - EU (EVFTA).

      Sau 28 năm gia nhập ASEAN, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc về mọi mặt. Nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995. Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau In-đô-nê-xia, Thái Lan và Phi-líp-pin). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020.

        Năm 2020, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ta đã cùng các nước thành viên phát huy đúng tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc dung hòa các quan điểm trong đàm phán Hiệp định RCEP nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc, từ đó thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP trong năm 2020. Thành tựu này đã một lần nữa khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế đa phương, khu vực và thế giới.

       Gia nhập AEC cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác, một mặt giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khác cũng là cầu nối để Việt Nam tiếp cận các thị trường tiềm năng trong và ngoài khu vực. Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã và đang tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, hội nhập ASEAN cho đến nay vẫn được coi là “điểm tựa” quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close