Bài 16: Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc SGK lịch sử 12 Kết nối tri thứcKhóa họp lần thứ 24 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) năm 1987 đã ban hành nghị quyết với nội dung Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Khóa họp lần thứ 24 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) năm 1987 đã ban hành nghị quyết với nội dung: “Năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”. Nghị quyết là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo em, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc cũng như nhân loại. Phương pháp giải: - Sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm và tham khảo các thông tin trên mạng - Chỉ ra được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc cũng như nhân loại. Lời giải chi tiết: + Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Dưới lãnh đạo của Người, Việt Nam đã đánh đuổi đế quốc Pháp và Mỹ ra khỏi nước ta. + Tư tưởng chủ nghĩa Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng chính trị mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa tư tưởng Marx - Lenin và văn hóa truyền thống Việt Nam, tạo nên mô hình phát triển kinh tế xã hội độc đáo. + Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lãnh đạo có tầm nhìn đa chiều, tích cực xây dựng và duy trì mối quan hệ ngoại giao tích cực, góp phần quan trọng vào hòa bình và ổn định thế giới. + Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà văn hoá, để lại di sản văn hóa độc đáo được UNESCO công nhận. + Nghị quyết của UNESCO năm 1987 là sự thừa nhận quốc tế về những đóng góp to lớn của ông, là tinh thần đồng thuận của cộng đồng quốc tế đối với hình ảnh và tầm vóc lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc và nhân loại. ? mục 1 1 Giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ Hình 1 (trang. 95) Phương pháp giải: - Xem và phân tích hình 1 trang 95 SGK Lịch sử 12 - Giới thiệu được hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Lời giải chi tiết: - Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngày 5 - 6 - 1911. - Ngày 8/6/1911: Nguyễn Tất Thành tới Singapore. - Năm 1911: Người đi qua Cô- lôm- bô, Po- xa- ti, Mác- xây, Lơ-ha- vrơ. - Năm 1912: Người tới Gi- Bu- Ti, Tuy- ni- đi, An-giê, Bồ Đào Nha, Tê-nê-ri-phê, Xê- nê- gan, Đa- hô- mây, Ghi- nê, Công- gô, Rê- uy- ni- ông. - Năm 1914: Người tới Luân Đôn. - Năm 1920, Người tới Pari. ? mục 1 2 Vì sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản. Hãy nêu nội dung cơ bản của con đường cứu nước và ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1 Hành trình tìm đường cứu nước tại trang 94 SGK Lịch sử 12 - Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước và ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước Lời giải chi tiết: - Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản vì: + Nguyễn Ái Quốc tin tưởng vào sức mạnh của lực lượng nhân dân, chủ nghĩa xã hội và công bằng xã hội. Người nhận ra rằng đây là cách hiệu quả nhất để giải phóng dân tộc, loại bỏ bất công xã hội và đối đầu với các thế lực áp bức. + Quan điểm này đã hình thành trong quá trình Người tiếp xúc với những tư tưởng cách mạng và vô sản trong quá trình học tập và trải nghiệm cuộc sống nước ngoài, từng bước đặt nền móng cho sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. - Nội dung cơ bản của con đường cứu nước: định con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. - Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước: Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng vẽ đường lối của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam; mở ra giai đoạn phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam – giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. ? mục 2 a Khai thác thông tin và Tư liệu 3 trong mục, trình bày quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp giải: - Đọc kĩ thông tin và tư liệu 3 trong mục SGK Lịch sử 12 trang 96 và các kiến thức, hiểu biết đã có. - Chỉ ra quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lời giải chi tiết: - Về chính trị, tư tưởng: + Nguyễn Ái Quốc tích cực tố cáo bản chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân đấu tranh. + Từ giữa năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Người viết nhiều bài trên các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế,.... + Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và xuất phát từ thực tiễn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc, khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng. - Về tổ chức: + Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). + Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách. + Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. ? mục 2 b Hãy nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần b, Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam SGK Lịch sử 12 trang 97 - Chỉ ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lời giải chi tiết: - Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu các tổ chức cộng sản đến Cửu Long (Trung Quốc) để tiến hành hợp nhất. - Hội nghị bắt đầu diễn ra từ ngày 6 – 1 – 1930. Trong hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc nêu ra những điểm lớn cần thảo luận và nhất thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương; định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; định kế hoạch việc thống nhất trong nước và cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. - Hội nghị tán thành ý kiến của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. => Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. ? mục 2 c Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập có ý nghĩa như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần c, Ý nghĩa của việc thành lập Đảng, trang 98 SGK Lịch sử 12 - Chỉ ra ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Lời giải chi tiết: - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cách mạng trong cả nước. - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Từ đây, cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, tổ chức chặt chẽ và đội ngũ cán bộ kiên trung. - Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. - Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. ? mục 3 1 Khai thác Tư liệu 5, hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh và cho biết vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự kiện này. Phương pháp giải: - Đọc kĩ Tư liệu 5 trang 99 SGK Lịch sử 12 - Chỉ ra ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh và cho biết vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự kiện này. Lời giải chi tiết: - Ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh: + Việc thành lập Mặt trận Việt Minh đánh dấu sự đoàn kết rộng lớn của các lực lượng cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. + Mặt trận Việt Minh không chỉ thể hiện sự đồng lòng giữa các tầng lớp xã hội mà còn tạo ra tinh thần đoàn kết quốc gia mạnh mẽ. + Ý nghĩa của Mặt trận Việt Minh là kết hợp mọi tầng lớp nhân dân để đối mặt với thách thức ngoại xâm, mở ra hành trình cách mạng, chiến thắng lịch sử, và là nền tảng cho việc xây dựng nước Việt Nam mới. - Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc thành lập mặt trận Việt Minh: + Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 – 5 – 1941. + Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh). ? mục 3 2 Nêu vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 3. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng 8 năm 1945 (SGK Lịch sử trang 98. - Chỉ ra vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Lời giải chi tiết: - Triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5- 1941): + Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 – 5 – 1941. + Hội nghị xác định cách mạng Việt Nam hiện tại là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) và giúp đỡ nhân dân Lào, Cam-pu-chia thành lập mặt trận riêng. + Hội nghị nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân và xác định tiến trình cách mạng Việt Nam là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. - Chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho Cách mạng tháng Tám năm 1945: + Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tích cực tham gia lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. + Thành lập Mặt trận Việt Minh (5 – 1941). + Khởi thảo Chương trình cứu nước của Việt Minh. + Thành lập Tiểu đội du kích thoát li đầu tiên ở Cao Bằng (11 – 1941), biên soạn các tài liệu huấn luyện quân sự. + Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22 – 12 – 1944). + Chọn Cao Bằng làm một trong hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng (đầu năm 1941). + Quyết định chuyển cơ quan chỉ đạo của cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang). + Quyết định thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc (6 – 1945). + Tháng 8 – 1942, lấy tên Hồ Chí Minh, lên đường đi Trung Quốc để tìm cách phối hợp hành động với phong trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng Đồng minh chống phát xít trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương. + Tháng 2 –1945, sang Côn Minh (Trung Quốc) nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. - Trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: + Triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ ngày 14 đến ngày 15- 8- 1945) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. + Chủ trì Đại hội Quốc dân (ngày 16, 17 – 8 – 1945). + Soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. ? mục 4 a Khai thác thông tin và Tư liệu 7 trong mục, hãy nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1951). Phương pháp giải: - Đọc kỹ các thông tin và Tư liệu 7 trong mục trang 101 SGK Lịch sử 12 - Chỉ ra vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1951). Lời giải chi tiết: Lãnh đạo kháng chiến trong những năm 1945- 1946: - Về đối nội: + Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo” và “Tăng gia sản xuất, thành lập Nha Bình dân học vụ và thành lập Quỹ Độc lập, kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Tuần lễ vàng ủng hộ Chính phủ. + Ngày 5- 1- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. - Về đối ngoại: + Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Chủ tịch Hội đồng Liên hợp quốc và nguyên thủ các nước lớn, khẳng định nền độc lập của Việt Nam. + Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, kí với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ. + Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động gặp đại diện Chính phủ Pháp và kí bản Tạm ước (14 – 9 – 1946) nhằm tiếp tục kéo dài thời gian hoà bình, tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. - Đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ, đồng thời chỉ đạo công cuộc chuẩn bị lực lượng kháng chiến. - Tối ngày 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954): - Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. - Mở rộng các hoạt động ngoại giao. - Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (2 – 1951) – Đại hội kháng chiến thắng lợi. - Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường. ? mục 4 b Hãy nêu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969. Phương pháp giải: - Đọc kỹ ý b phần 4 trang 102 SGK Lịch sử 12. Lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969. - Chỉ ra được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969. Lời giải chi tiết: - Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: + Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960). - Chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, xác định đường lối và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược: + Tháng 1 – 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, xác định phương hướng cơ bản cho cách mạng miền Nam. + Trong những năm 1965 – 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng phân tích tình hình, dự báo và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân Mỹ xâm lược. - Là biểu tượng đoàn kết và có vai trò to lớn trong đấu tranh ngoại giao: + Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam vạch trần tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ. + Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực dùng giải pháp ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn, đồng thời giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam. Luyện tập Lập bảng hệ thống (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Phương pháp giải: - Đọc và khái quát được các phần chính tương đương các giai đoạn lịch sử trong bài 16 SGK Lịch sử 12 trang 94 - Lập được bảng hoặc sơ đồ tư duy về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Lời giải chi tiết: Vận dụng 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết, khái quát và khẳng định chân lí lịch sử: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy viết một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trong thời đại ngày nay. Phương pháp giải: - Tận dụng những kiến thức được học để đúc kết và khái quát chân lý lịch sử. Sưu tầm thêm các tư liệu từ sách, báo và internet. - Viết được bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trong thời đại ngày nay. Lời giải chi tiết: Tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một khẳng định về giá trị cơ bản của con người mà còn là một phương châm lịch sử, một hành trình khát khao tự do và chủ quyền của một dân tộc. Trong thời đại ngày nay, tư tưởng này vẫn mang lại những bài học sâu sắc và nguồn động viên mạnh mẽ để xây dựng một xã hội công bằng, phồn thịnh và an ninh. Độc lập không chỉ đơn thuần là sự tự chủ trong quốc gia, mà còn là sự đa dạng và tự do cá nhân. Trong thời đại hiện nay, thế giới ngày càng hướng tới sự toàn cầu hóa, nhưng đồng thời, sự đa dạng văn hóa, ý kiến và quan điểm cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tư tưởng độc lập ở đây có thể hiểu là khả năng giữ gìn và phát triển bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, quốc gia hay cá nhân. Tự do, theo định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là việc không bị xâm phạm quyền tự do cá nhân mà còn là quyền tham gia vào quyết định về tương lai của cộng đồng. Trong môi trường xã hội ngày nay, quyền lực và quyết định ngày càng được đa dạng hóa, và việc thúc đẩy sự tự do dân chủ là chìa khóa để tạo ra một xã hội công bằng và bền vững. Tuy nhiên, thách thức lớn của thời đại ngày nay là làm thế nào để duy trì và bảo vệ giá trị này trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp và biến động. Các vấn đề như biến đổi khí hậu, đại dịch toàn cầu, và những thách thức an ninh mới đòi hỏi sự hợp tác và đoàn kết toàn cầu, nhưng đồng thời không được đánh đổi bằng việc đặt quyền tự chủ và tự do cá nhân lên hàng đầu. Tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đúng và nguyên tắc này có thể là động lực mạnh mẽ để chúng ta xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng và phồn thịnh trong thời đại ngày nay. Việc bảo vệ và thúc đẩy giá trị này đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc về bản chất con người, sự đa dạng văn hóa, và trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai chung của nhân loại. Vận dụng 2 Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.” (Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc trong lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9 - 9 - 1969). Phương pháp giải: - Đọc kỹ nhận định của đề bài, tận dụng các kỹ năng phát triển ý và viết văn để trình bày tốt ý kiến. Có thể tham khảo toàn bộ bản Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc trong lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9 - 9 - 1969 - Viết hoặc liệt kê rõ ràng và miêu tả được ý kiến của em về nhận định “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.”. Lời giải chi tiết: Nhận định trích từ Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đọc trong lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9 - 9 - 1969 là một phát biểu vô cùng cảm xúc và sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam. Dưới góc nhìn của tôi, đây không chỉ là một lời tưởng niệm, mà còn là sự hiểu biết về tầm vóc lịch sử và nhân cách của một người lãnh đạo vĩ đại. Điều quan trọng nhất là việc nhấn mạnh rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhân vật lịch sử, mà là một anh hùng dân tộc vĩ đại. Từng bước dấn thân vào cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đại diện cho sự khát khao tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự hy sinh cao cả và lòng yêu nước sâu sắc. Điều này đã tạo nên một liên kết mạnh mẽ giữa ông và nhân dân, non sông đất nước Việt Nam. Qua những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã trải qua những thời kỳ khó khăn và thách thức, nhưng cũng đã có những bước tiến lớn về phía trước. Ông không chỉ là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là tượng đài sống về tư tưởng đoàn kết, lòng yêu nước, và tình yêu thương nhân dân. Nhận định này không chỉ là sự tưởng nhớ về một người lãnh đạo, mà còn là việc tôn vinh một biểu tượng của lòng yêu nước và đoàn kết dân tộc.
Quảng cáo
|