Bài 1, 2, 3, 4 mục I trang 67, 68 Vở bài tập Sinh học 9

Giải bài 1, 2, 3, 4 mục I Nhận thức kiến thức trang 67, 68 VBT Sinh học 9: ghiên cứu trường hợp sau: Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Nghiên cứu trường hợp sau: Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Trả lời các câu hỏi sau:

a) Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?

b) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?

c) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

a) Câm điếc bẩm sinh là bệnh di truyền ở người.

b) Bệnh do gen lặn quy định, vì trong gia đình của hai người đều có người bị câm điếc bẩm sinh nhưng không phải tất cả mọi người đều bị bệnh.

c) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì nghĩa là cả cơ thể bố và mẹ đều mang alen gây bệnh, tuy nhiên xác suất sinh ra con không bị bệnh của họ trong mỗi lần sinh là 75%. Do đó, cặp vợ chồng này vẫn có thể sinh thêm con.

Bài tập 2

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Tại sao kết hôn gần làm suy thoái giống nòi?

b) Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ tư trở đi thì được Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau?

Lời giải chi tiết:

a) Kết hôn gần làm tăng khả năng các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp lặn, do đó gây nên nhiều các bệnh tật không mong muốn, làm suy thoái giống nòi.

b) Trải qua 3 đời trước, các đột biến lặn đã được trung hòa bớt bởi các cơ thể không có cùng huyết thống, do đó khi các cặp vợ chồng có quan hệ huyết thống từ đời thứ 4 kết hôn với nhau sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện trạng thái đồng hợp lặn ở các gen gây bệnh.

Bài tập 3

Sử dụng tư liệu bảng 30.1 SGK để giải thích cho quy định “Hôn nhân một vợ, một chồng” của Luật Hôn nhân và gia đình là có cơ sở sinh học. Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi?

Lời giải chi tiết:

“Hôn nhân một vợ, một chồng” đảm bảo hạnh phúc gia đình, cha mẹ có đủ thời gian chăm lo cho các con, vợ chồng tin tưởng và chăm sóc lẫn nhau và đảm bảo được nam/nữ đến tuổi đều có thể kết hôn.

Cấm chẩn đoán giới tính thai nhi để tránh hiện tượng sinh con theo giới tính mong muốn, đảm bảo tỉ lệ nam/nữ luôn ở trạng thái cân bằng

Bài tập 4

Dựa vào tư liệu bảng 30.2 SGK, hãy cho biết: Nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?

Lời giải chi tiết:

Nên sinh con ở lứa tuổi từ 20 - 34 để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close