Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thể kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Cánh diềuTrình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 1 trang 72 SGK. Lời giải chi tiết: Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng: - Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. - Bộ máy chính quyền thời gian đầu về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp với một số biện pháp tạm thời: + Triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. + Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành, quản lí 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là chức Tổng trấn. - Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn. - Tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn. => Nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, sau khi lên ngôi, Minh Mạng đã từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn. ? mục 2 a Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2, trình bày những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền trung ương. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc nội dung phần a, mục 2 trang 73, 74 SGK. Bước 2: Đọc tư liệu trang 73 để hiểu được chế độ giám sát trong bộ máy chính quyền trung ương theo lời dụ của Minh Mạng. Bước 3: Quan sát Hình 2 và đọc thông tin để biết được công việc chính và nơi đặt văn phòng của Tam pháp ty và trống Đăng Văn thời Nguyễn. Lời giải chi tiết: Những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền trung ương: - Từng bước hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương: hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Viện cơ mật, Nội các, Đô sát viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó là các chức quan đại thần. - Quyền lực tập trung vào tay nhà vua, chế độ giám sát được chú trọng và tăng cường: bên cạnh Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan ở kinh đô còn có Giám sát ngự sử 16 đạo (phụ trách giám sát các địa phương). - Hệ thống văn bản hành chính được chuyên môn hoá và quy định chặt chẽ. - Việc xét xử và giải quyết kiện tụng cũng được quan tâm đặc biệt. ? mục 2 b Trình bày những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền và địa phương. Phương pháp giải: Đọc nội dung phần b, mục 2 trang 74, 75 SGK. Lời giải chi tiết: Những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền và địa phương: - Trong những năm 1831 - 1832, lần lượt xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành cùng chức Tổng trấn, đổi các dinh - trấn trên cả nước thành 30 tỉnh, đặt dưới sự quản lí trực tiếp của triều đình trung ương. Cải cách hệ thống cơ quan, chức quan phụ trách cùng cơ chế làm việc. - Hệ thống hành chính cấp phủ, huyện - châu, tổng, xã và các cơ quan, chức quan phụ trách cùng cơ chế làm việc cũng được hoàn thiện. Việc bố trí chức quan căn cứ vào quy mô diện tích, dân số, ruộng đất, mức độ công việc và trình độ phát triển ở địa phương. - Đối với vùng dân tộc thiểu số phía bắc, đặt lưu quan (quan lại người Kinh), bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng; thiết lập cấp tổng như ở miền xuôi, đổi các bản, sách, động thành xã. ? mục 3 Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Minh Mạng. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 3 trang 76 SGK. Lời giải chi tiết: Kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Minh Mạng: - Kết quả: + Cuộc cải cách đã được tiến hành thành công. + Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung; quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ; hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau. + Tình hình an ninh - xã hội có những chuyển biến theo hướng tích cực. - Ý nghĩa: + Thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà vua và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước. + Có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó. + Để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã. Luyện tập 1 Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Minh Mạng. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2 trang 73, 74, 75 SGK. Bước 2: Từ nội dung đã đọc, tóm tắt lại những nội dung chính trong cuộc cải cách của Minh Mạng dưới dạng sơ đồ tư duy. Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Nguyễn từ sau cải cách của Minh Mạng. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung phần a, mục 2 trang 73, 74 SGK. Lời giải chi tiết: Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Nguyễn từ sau cải cách của Minh Mạng:
Vận dụng Nêu một số nội dung cải cách của Minh Mạng có thể kế thừa trong đời sống xã hội hiện nay. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2 trang 73, 74, 75 SGK và liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Một số nội dung cải cách của Minh Mạng có thể kế thừa trong đời sống xã hội hiện nay: - Chú trọng và tăng cường chế độ giám sát từ trung ương xuống địa phương. - Chuyên môn hóa và quy định chặt chẽ hệ thống văn bản hành chính. - Quan tâm đặc biệt tới việc xét xử và giải quyết kiện tụng. - Xây dựng bộ máy chính quyền địa phương theo phân cấp tỉnh, huyện, xã.
Quảng cáo
|