Bài 10. Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức

Ý nào sau đây không phải việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần A Bài tập 1

Bài tập 1. Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Ý nào sau đây không phải việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?

A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).

B. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình.

C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).

D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương.

 Trả lời: C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).

1.2. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.              

B. Đinh Toàn.          

C. Lê Hoàn.             

D. Lý Thường Kiệt

Trả lời: C. Lê Hoàn

1.3. Quan sát lược đồ hình 1 (tr. 49, SGK) và cho biết quân Tống bị quân ta đánh bại ở đâu?

A. Hoa Lư, Đại La.

B. Lạng Sơn, Chi Lăng. Tây Kết.

C. Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng.

D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng,

Trả lời: D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng,

1.4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là

A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cổ Việt.

B. Làm cho nhà Tống và các triều đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa.

C. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

D. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cồ Việt.

Trả lời: B. Làm cho nhà Tống và các triều đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa.


Phần A Bài tập 2

Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.

A. Thời Đinh, tổ chức bộ máy nhà nước dần được kiện toàn thêm một bước.

B. Đứng đầu triều đình nhà Đinh ở trung ương là hoàng đế, giúp việc giới trên có Ban Văn, Võ và cao tăng.

C. Dưới thời Đinh – Tiền Lê, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống.

D. Đinh Tiên Hoàng phong vương cho hoàng tử và cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

E. Chính quyền địa phương thời Đinh gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

G. Các loại hình văn hoá dân gian phổ biến thời Đinh – Tiền Lê là hát chèo, tuồng và ca trù.

H. Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền để lưu hành trong nước.

I. Nhà Đinh tổ chức quân đội gồm cầm quân và quân địa phương.

Trả lời:

Đúng: A, B, D, E, H;

Sai: C (vì thời Đinh – Tiền Lê, Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng),

  • G (vì ca trù là loại hình văn hoá dân gian ra đời vào khoảng thế kỉ XV, tuồng ra đời vào thế kỉ XVII),

  • I (vì nhà Đinh tổ chức quân đội thành 10 đạo).

Phần A Bài tập 3

Bài tập 3. Hãy xác định ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau.

3.1. Việc Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình đã chứng tỏ điều gì?

A. Khẳng định Đại Cồ Việt là một nước lớn.

B. Khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng

C. Khẳng định Đại Cổ Việt ngang hàng với nước Tống (ở Trung Quốc).

D. Khẳng định Đại Cổ Việt không phụ thuộc vào bất cứ nước nào.

Trả lời:  Đúng: B, C, D. 

3.2. Ý nào sau đây không đúng về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê?

A. Vua đứng đầu chính quyền trung ương, nắm mọi quyền hành quân sự và dân sự.

B. Dưới vua là các quan đại thần (văn, võ). 

C. Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

D. Địa phương gồm các cấp lộ (phủ/châu), giáp, xã. 

E. Các quan lại ở địa phương đã được sắp xếp hoàn chỉnh.

 Trả lời:  Đúng: E.

3.3. Ý nào sau đây không phải là việc làm của Lê Hoàn (Lê Đại Hành) sau khi lập ra nhà Tiền Lê?

A. Đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập.

B. Đổi tên nước là Đại Việt.

C. Định ra luật lệnh. Xin

D. Tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà Tống.

E. Xây dựng quân đội gồm hai bộ phận: cấm quân và quân đóng tại vinh địa phương, chú trọng xây dựng thuỷ quân.

Trả lời: Đúng: B.


Phần A Bài tập 4

Bài tập 4. Hãy ghép thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp về các tầng lớp xã hội thời Đinh – Tiền Lê.


Cột A 

Cột B

1. Thống trị

a) Nông dân (đông đảo, cày cấy ruộng công làng xã) 

b) Người làm nghề buôn bán nhỏ 

c) Vua

2. Bị tri

d) Thợ thủ công 

e) Quan lại

g) Nô tì  (địa vị thấp kém nhất, chiếm số lượng không nhiều trong xã hội)

Lời giải chi tiết:

 Ghép: 1 – c, e; 2 – a, b, d, g. 

Phần B Bài tập 1

Bài tập 1. Hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) về tình hình tổ chức chính quyền, xã hội, văn hoá thời Đinh – Tiền Lê.   

 Nội dung

Thời Tiền Lê

Thời Đinh 

Tổ chức chính quyền 

 

 

Tinh hình xã hội

 

Đời sống văn hoá

 

Lời giải chi tiết:

 

 Nội dung

Thời Tiền Lê

Thời Đinh 

Tổ chức chính quyền 

 - Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

- Ở địa phương: cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

  Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất nước từ hình thức “Vương quyền” chuyển sang hình thức “Đế quyền” với 3 cấp: Triều đình Trung ương - Đạo (trung gian) - Giáp, Xã (cơ sở).

Tinh hình xã hội

 Hai giai cấp chủ yếu là thống trị (vua, quan, địac chủ) và bị trị (nông dân, nô tì)

Đời sống văn hoá

 - Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo bắt đầu xâm nhập.

- Đạo Phật phát triển

- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...

Phần B Bài tập 2

Bài tập 2. Em hãy so sánh tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê với thời Ngô.


Lời giải chi tiết:

Trả lời: Tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ. Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng định tính chất độc lập – tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn sau.


Phần B Bài tập 3

Bài tập 3. Trình bày tóm tắt những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.


Lời giải chi tiết:

Trả lời: Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn: - Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt. – Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước. 


Phần B Bài tập 4

Bài tập 4. Hãy lập và hoàn thành trục thời gian (theo mẫu dưới đây) về những sự kiện chính diễn ra trong thời Ngô – Đinh – Tiền Lê


Lời giải chi tiết:

Lời giải:

(1) Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

(2) Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu.

(3) Chính quyền nhà Ngô tan rã.

(4) Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.

(5) Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu mới là Thái Bình.

(6) Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị sát hại.

(7) Kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê giành thắng lợi

(8) Lê Hoàn mất, nhà Tiền Lê suy yếu.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close