Bài 1 trang 125 SGK Địa lí 10
Giải bài tập Bài 1 trang 125 SGK Địa lí 10
Đề bài
Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940-2000. Giải thích:
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhận xét biểu đồ.
Liên hệ.
Lời giải chi tiết
* Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1940 - 2000, cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử, thủy điện và năng lượng mới.
+ Trước hết là sự xuất hiện nguồn năng lượng mới với tỉ trọng khá cao (7% năm 2000).
+ Tiếp đến là năng lượng nguyên tử, thủy điện tăng gần 28%.
+ Tỉ trọng dầu khí tăng 2 lần, từ 26%(1940) lên 54%(2000).
+ Tỉ trọng củi, gỗ và than đá giảm nhanh (giảm 9% và 37%).
* Giải thích:
- Những năm đầu TK XX, trình độ khoa học- kĩ thuật chưa phát triển rộng rãi, con người chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu thô và có sắn trong tự nhiên như củi gỗ và than đá.
- Trong thế kỉ XX, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ.
- Cuối thế kỉ XX do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí hiệu ứng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt....).
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay
-
Em có nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 125 SGK Địa lí 10
-
Dựa vào hình 32.5, em hãy cho biết các nước khai thác quặng sắt và sản xuất thép chủ yếu trên thế giới?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 124 SGK Địa lí 10
-
Kết hợp bảng 121 với các hình 32.2; 32.4, em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 121 SGK Địa lí 10
-
Công nghiệp luyện kim - Địa lí 10
Luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại.