Thành ngữ phê phán những người sống không biết thân biết phận, không nhận thức được thực trạng của mình, chỉ luôn đòi hỏi những thứ cao sang, vượt qua cả tầm với của mình.

Quảng cáo

Ăn mày mà đòi xôi gấc.


Thành ngữ phê phán những người sống không biết thân biết phận, không nhận thức được thực trạng của mình, chỉ luôn đòi hỏi những thứ cao sang, vượt qua cả tầm với của mình.

Giải thích thêm
  • Ăn mày: người đi xin tiền của người khác để sống.

  • Xôi gấc: xôi nấu trộn với ruột quả gấc, màu đỏ, vị thơm ngon, thường chỉ được bày trên mâm cơm cỗ hoặc xuất hiện trong mâm cơm nhà giàu thời xưa.

  • Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, “ăn mày” ẩn dụ cho những người yếu kém, không nhận thức được bản thân, còn “xôi gấc” ẩn dụ cho sự giàu có, cao sang hoặc mục tiêu quá tầm với.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Hắn ta chỉ là một kẻ tầm thường, không có năng lực gì mà lại đòi hỏi những thứ cao xa, quả là ăn mày mà đòi xôi gấc.

  • Cần phải giáo dục cho con cái biết quý trọng những gì mình đang có, không nên ăn mày mà đòi xôi gấc, đòi hỏi những thứ quá tầm với.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Đũa mốc chòi mâm son.

  • Ăn chực đòi bánh chưng.

  • Con nhà lính, tính nhà quan.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng.

Quảng cáo
close