Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
Giải bài tập Bài 1 trang 58 SGK Lịch sử 9
Đề bài
Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 57, 58 để trả lời.
Lời giải chi tiết
Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự phân hóa như sau:
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.
- Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
2. Tầng lớp tư sản: ngày càng đông nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời. Phân hóa thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: làm tay sai cho Pháp.
- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.
3. Tầng lớp tiểu tư sản:
- Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.
- Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.
- Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
4. Giai cấp nông dân:
- Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.
- Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân:
- Phát triển nhanh về số lượng.
- Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay
-
Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
Giải bài tập Bài 2 trang 58 SGK Lịch sử 9
-
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 57 SGK Lịch sử 9
-
Dựa vào lược đồ (Hình 27, SGK, trang 56) để trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 57 SGK Lịch sử 9
-
Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 57 SGK Lịch sử 9