Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh có cội nguồn sâu xa từ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam; tiếp thu lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lý luận cách mạng không ngừng của c.Mác và V.I. Lênin

Quảng cáo

a) Cơ sở lý luận và thực tiễn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh có cội nguồn sâu xa từ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam; tiếp thu lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lý luận cách mạng không ngừng của c.Mác và V.I. Lênin; thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và thắng lợi của cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917.

b)  Quan niệm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

-  Về độc lập dân tộc:

Thứ nhất, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.

Năm 1930, Người xác định mục tiêu của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) và chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”[1]. Đến khi thời cơ khởi nghĩa (8/1945) đã đến, Người nói “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập”. Ngày 2/9/1945, Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Những tư tưởng đó đã tạo nên

chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!".

Thứ hai là, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, với bình đẳng dân tộc.

Ở Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với sự toàn vẹn quốc gia, Bắc - Trung - Nam liền một dải, không thể chia cắt.

Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người đã trích dẫn lại Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng'’. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do ”và Người gọi đó là lẽ phải không ai chối cãi được.

Thứ ba, theo Hồ Chí Minh, nền độc lập dân tộc phải trong hoà bình, tự do.

Ngày 15 tháng 2 năm 1967, trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn, Người đã nêu rõ. "Nhân dân Việt Num chúng tôi rất thiết tha với độc lập, tự do và hoà bình Nhưng thiết tha độc lập tự do trong hoà bình, khát vọng chính đáng đó của Hồ Chí Minh và của nhân dân Việt Nam không được đáp lại. Người nói, cho dù chiến tranh kéo dài 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết giành cho được độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

Thứ tư là, độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân.

Hồ Chí Minh viết: Chúng ta đấu tranh giành được độc lập rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập, tự do đó chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khi được ăn no, mặc ấm. Vì vậy, đấu tranh cho dân tộc được độc lập, thân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học lành là hoài bão, là lý tưởng, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh.

-  Về chủ nghĩa xã hội:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có quá trình phát triển lâu dài, những nội dung cụ thể xác định chủ yếu như sau: Chủ nghĩa xã hội là một phong trào lịch sử mang tính chính trị - xã hội; chủ nghĩa xã hội như là một lý tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; là một trong hai giai đoạn và là giai đoạn đầu của hình thái cộng sản chủ nghĩa; là một chế độ xã hội đối lập hoàn toàn với chế độ tư bản chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh đã đưa ra một số định nghĩa về chủ nghĩa xã hội như sau:

Thứ nhất, xem chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xem xét từ một mặt nào đó như kinh tế, chính trị, văn hoá... Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất.

Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta; “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì Không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em...”.

Thứ ba, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng... “là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”...

Thứ tư, xác định động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải gắn với phát triển khoa học - kỹ thuật “nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”, do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tóm lại, Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội trên các phương diện là một chế độ chính trị do nhân dân lao động là chủ và làm chủ; là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật; không còn chế độ người bóc lột người; phát triển cao về văn hoá và đạo đức; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước.

c) Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Khát vọng độc lập đã hun đúc thành chủ nghĩa dân tộc chân chính, to lớn của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh xem đó là động lực lớn của đất nước. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, sau khi giành được độc lập, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới ngày càng ấm no, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo cho độc lập dân tộc được vững chắc, được thực thi trên thực tế. Đó là một nền độc lập thật sự, lâu dài. Nếu độc lập dân tộc mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam.

 

 

  • Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

    Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.

  • Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc

    Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là tư tưởng cơ bản nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn trong đấu tranh cách mạng để giành thắng lợi:

  • Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

  • Tư tưởng về văn hoá và đạo đức

    Hồ Chí Minh hiểu văn hoá theo ba nghĩa: Theo nghĩa hẹp nhất, văn hoá là dân trí, trình độ học vấn của dân cư; theo nghĩa hẹp, văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, thuộc lĩnh vực tinh thần, có quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị

Quảng cáo
close