Trung Quốc thời Tống - Nguyên
Tóm tắt mục 4. Trung Quốc thời Tống - Nguyên. Sau thời Đường, Trung Quốc lại lâm vào tình trạng chia cắt trong hơn nửa thế kỉ.
Mục a
a) Thời Tống:
- Trung Quốc được thống nhất lại nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa.
- Để ổn định đời sống nhân dân, các vua nhà Tống đã thi hành nhiều chính sách nhằm xoá bỏ (hoặc miễn giảm) các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước, mở mang các công trình thuỷ lợi ở miền Giang Nam, khuyến khích phát triển một số ngành thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí, ...
- Có nhiều phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng, nghề in, ...
Vị trí địa lý Trung Quốc thời Tống
Mục b
b) Thời Nguyên:
- Cuối Tống, Trung Quốc suy yếu, vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt xâm chiếm, thành lập nhà Nguyên.
- Các vua chúa người Mông Cổ thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc: người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền; còn người Hán thì ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như cấm mang vũ khí, cấm luyện tập võ nghệ, thậm chí cấm không được ra đường và họp chợ ban đêm...
=> Vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.
ND chính
Tình hình Trung Quốc thời Tống - Nguyên |
Sơ đồ tư duy Trung Quốc thời phong kiến
Loigiaihay.com
-
Trung Quốc thời Minh - Thanh
Tóm tắt mục 5. Trung Quốc thời Minh - Thanh. Nhà Nguyên tồn tại đến năm 1368 thì bị lật đổ.
-
Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến
Tóm tắt mục 6. Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến
-
Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số trang 10 SGK Lịch sử 7
-
Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 12 SGK Lịch sử 8
-
Em hãy nêu những chính sách đổi nội và đối ngoại của nhà Đường.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 12 SGK Lịch sử 8