Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
Giải bài tập 3 trang 24 SGK Lịch sử 7
Đề bài
Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 23, 24 để trả lời.
Lời giải chi tiết
- Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến:
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:
Phương Đông |
Phương Tây |
- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không là người đứng đầu cơ quan pháp luật. - Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ. |
- Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế... - Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề, vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công. |
Loigiaihay.com
-
Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?
Giải bài tập 1 trang 24 SGK Lịch sử 7
-
Nhà nước phong kiến
Tóm tắt mục 3. Nhà nước phong kiến. Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị.
-
Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến
Tóm tắt mục 2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến