BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LÍ - Lớp 9
A.1 Bài tập định luật Ôm - Điện trở của dây dẫn
A.2 Bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp
A.3 Bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song
A.4 Bài tập điện trở dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố của dây
A.5 Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
A.6 Công suất điện
B.2 Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
B.4 Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
B.5 Sự nhiễm điện của sắt, thép - Nam châm điện
B.6 Ứng dụng của nam châm điện
B.7 Lực điện từ
B.9 Hiện tượng cảm ứng điện từ
B.10 Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
B.11 Dòng điện xoay chiều
B.13 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều
B.14 Truyền tải điện năng đi xa
B.15 Máy biến thế
C.1 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
C.2 Bài tập quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
C.3 Thấu kính hội tụ
C.4 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
C.6 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
C.8 Mắt
C.10 Kính lúp
C.11 Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
C.12 Sự phân tích ánh sáng trắng
C.14 Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
Chương 1: Điện học
Đây là chương quan trọng trong vật lí 9, nội dung chương xoay quanh các vấn đề như: Định luật Ôm cho đoạn mạch, sử dụng định luật Ôm để tính điện trở, cường độ dòng điện, hiệu điện thế của mạch mắc nối tiếp, mắc song song; sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, tiết diện dây dẫn và vật liệu làm dây dẫn; từ đó mở rộng bài tập lên để tính công, điện năng ủa dòng điện; ngoài ra còn học cách sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Sai lầm của học sinh trong chương này là nhầm lẫn công thức trong hai loại đoạn mạch mắc nối tiếp và mắc song song
Chương 2: Điện từ học
Đây là chương quan trọng và khó trong chương trình vật lí 9, chương này lí thuyết trừu tượng, không trực quan, nhiều lí thuyết khó hiểu, áp dụng các quy tắc bàn tay trái, bàn tay phải để xác định cực của nam châm, công thức tính cảm ứng từ của ống dây có từ trường chạy qua khó nhớ và cồng kềnh. Ngoài ra học sinh sẽ được tiếp cận với lực điện từ, một số hiện tượng như hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm, mở đầu tìm hiểu về dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều và ứng dụng.
Sai lầm của học sinh khi học chương này là nhầm lẫn sử dụng quy tắc bàn tay phải và quy ătcs bàn tay trái hoặc thậm chí là không biết sử dụng như thế nào để xác định chiều của cảm ứng từ và lực điện từ.
Chương 3: Quang học
Đây là chương học thú vị nhất trong chương trình vật lí 9, hình ảnh trực quan, dễ tưởng tượng và quan sát. Đến với chương này thì học sinh sẽ được tìm hiểu về hai hiện tượng cơ bản là hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần. Ngoài ra chương còn tìm hiểu về các dạng cụ quang học như thấu kính, kính lúp, tìm hiểu về cấu tạo của mắt, các loại tật của mắt (mắt cận và mắt lão), đặc sắc hơn nữa là học sinh sẽ biết cách trộn màu và phân tích màu sắc.
Sai lầm học sinh hay mắc phải trong chương này là áp dụng sai công thức định luật khúc xạ ánh sáng.
Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Đây là chương quan trọng trong chương trình vật lí 9, nội dung chương xoay quanh những vấn đề tính năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng, sử dụng định luật bảo toàn năng lượng để tính động năng, thế năng. Ngoài ra chương còn giới thiệu về quy trình sản xuất điện năng từ nước, nhiệt và gió, giới thiệu ănng lượng vô hạn từ thiên nhiên.