BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Vật Lí - Lớp 10
C.1 Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực
C.2 Bài 14. Định luật 1 Newton
C.3 Bài 15. Định luật 2 Newton
C.4 Bài 16. Định luật 3 Newton
C.5 Bài 17. Trọng lực và lực căng
C.7 Bài 19. Lực cản và lực nâng
C.8 Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học
Chương I: Mở đầu
Đây là chương giới thiệu khi bắt đầu làm quen với Vật lí 10, đến với chương này thì học sinh sẽ biết được các phương pháp để học hiệu quả môn Vật lí, biết được nguồn gốc hay sự ra đời của môn vật lí, ứng dụng thực tiễn của môn Vật lí vào đời sống, ngoài ra chương còn giới thiệu về các quy tắc an toàn khi học trong phòng thí nghiệm và cách tính sai số trong các phép đo vật lí
Sai lầm khi học trong chương này là tính sai số của phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp nhầm lẫn.
Chương 2: Động học
Đây là chương quan trọng của Vật lí 10, giới thiệu về các loại chuyển động trong thực tế, phân biệt được độ dịch chuyển và quãng đường đi được, tốc độ và vận tốc, sử dụng đồ thị để tính các đại lượng liên quan như quãng đường, vận tốc, thời gian. Ngoài ra dạng bài tập phổ biến trong chương này là viết phương trình chuyển động trong từng loại chuyển động từ chuyển động thẳng đều đến chuyển động biến đổi đều, chuyển động ném xiên.
Sai lầm của học sinh hay mắc phải trong chương này là nhầm lẫn giữa độ dịch chuyển vfa quãng đường, vận tốc và tốc độ.
Chương 3: Động lực học
Đây là chương quan trọng nhất trong chương trình Vật Lí 10, chương này giúp học sinh tìm hiểu được 3 định luật Newton, bài tập chủ yếu là sử dụng định luật 2 Newton để tính, các loại lực khác như lực ma sát. lực nâng, lực cản trong thực tế, cách phân tích các loại lực trong một chuyển động, từ đó tính các đại lượng liên quan như gia tốc, hệ số ma sát, hay tính lực.
Sai lầm của học sinh trong chương này là luôn hiểu hai lực trực đối là triệt tiêu nhau, và vật đứng yên thì không có lực ma sát.
Chương 4: Năng lượng, công, công suất
Đây là chương quan trọng trong chương trình vật lí 10, chương xoay quanh chủ đề về nhận biết năng lượng qua các chuyển động của vật, tính năng lượng, công, động năng, thế năng của vật, ngoài ra sử dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính động năng hoặc thế năng, tính hiệu suất khi vật thực hiện công.
Sai lầm học sinh hay mắc phải là xác định thiếu dạng năng lượng trong quá trình chuyển động của vật, xác định sai công có ích và công toàn phần của vật
Chương 5: Động lượng
Đến với chương động lượng, học sinh sẽ biết được thế nào hệ kín, chuyển động của vật trước và sau va chạm, tính động lượng của vật trước và sau va chạm, định luật bảo toàn động lượng được áp dụng trong trường hợp nào.
Chương 6: Chuyển động tròn
Đây là chương giúp học sinh giải thích được một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến chuyển động có dạng là đường tròn, tìm hiểu lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm, tính vận tốc của xe di chuyển trong đường tròn để xe không bị văng ra khỏi đường đua.
Chương 7: Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng
Đây là chương nói về sự biến dạng của vật rắn, các tính chất cũng như đặc điểm của vật rắn, tính khối lượng riêng, áp suất chất lỏng, giải thích tại sao có vật chìm, vật nổi, cũng như trả lời được câu hỏi “tại sao cây kim nhỏ thì lại bị chìm trong khi đó con tàu lớn lại nổi trên mặt nước”.