Trả lời luyện tập 2 trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều

1) Lấy ví dụ dung dịch có hòa tan chất khí 2) Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành (hình 10.7) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1) Lấy ví dụ dung dịch có hòa tan chất khí

2) Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành (hình 10.7) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi.


Câu 1

1) Lấy ví dụ dung dịch có hòa tan chất khí

Lời giải chi tiết:

- Hòa tan một lượng nhỏ khí clo (chlorine) vào nước, ta được nước clo (chlorine) có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, khử trùng nước sinh hoạt.

- Nước cocacola có sự hòa tan khí CO2, khi mở nắp nghe thấy tiếng xì và xuất hiện bọt khí trong lỏng chất lỏng

Câu 2

2) Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành (hình 10.7) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi.

Phương pháp giải:

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của 2 hay nhiều chất hòa tan vào nhau

Lời giải chi tiết:

- Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành là dung dịch.

- Trong đó:

  + Nước chiếm phần nhiều là dung môi.

  + Giấm là chất tan.


Loigiaihay.com



  • Trả lời tìm hiểu thêm trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều

    Ở điều kiện thường, carbon dioxide là chất khí, tan rất ít trong nước. Khi bị nén lại, nó tan trong nước nhiều hơn. Vì sao khi mở chai nước giải khát lại có nhiều bọt khí (carbon dioxide) thoát ra?

  • Trả lời câu hỏi trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều

    Kể tên một số chất rắn hòa tan và một số chất rắn không hòa tan trong nước mà em biết

  • Trả lời thực hành 1 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều

    Kiểm tra tính tan của bột đá vôi (calcium carbonate) và muối ăn qua hai thí nghiệm sau: So sánh mặt trên hai tấm kính sau khi tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận.

  • Trả lời vận dụng 1 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều

    Tiến hành thí nghiệm để xác định than bột là chất tan hay không tan trong nước

  • Trả lời thực hành 2 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều

    Tiến hành hai thí nghiệm sau để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường ăn hòa tan trong nước. - Thí nghiệm 1: Cho từ từ lượng đường nhỏ vào hai cốc: cốc 1 chứa 10 ml nước ở nhiệt độ thường, cốc 2 chứa 10ml nước ấm, khuấy đều để đường tan hoàn toàn ở mỗi cốc. Tiếp tục cho thêm đường vào hai cốc cho đến khi đường không thể hòa tan trong dung dịch. - Thí nghiệm 2: Tiếp tục thêm 5ml nước vào cốc 1, khuấy nhẹ. Quan sát lượng đường còn lại ở cốc 1 trước và sau khi thêm nước.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close