Trả lời câu hỏi mục I trang 93 SGK Địa lí 10
2a) Dựa vào bảng số liệu 24.1, em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới. 2b) Dựa vào bảng 24.2, hãy nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 - 2005.
2a) Dựa vào bảng số liệu 24.1, em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới.
2b) Dựa vào bảng 24.2, hãy nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 - 2005.
Câu 2a
Dựa vào bảng số liệu 24.1, em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới.
Phương pháp giải:
Phân tích bảng số liệu.
Lời giải chi tiết:
Dân cư trên thế giới phân bố không đều:
- Khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất là Tây Âu (169 người/km2), Ca-ri-bê (166 người/km2), tiếp đến là Trung Á – Nam Á (143 người/km2), Đông Á (131 người/km2), Đông Nam Á (124 người/km2), Nam Âu (115 người/km2).
- Khu vực có dân cư tập trung khá đông đúc là Đông Âu (93 người/km2), Trung Mĩ (60 người/km2).
- Các khu vực dân cư thưa thớt (mật độ dân số thấp hơn mức trung bình thế giới) là:
+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương thuộc khu vực Bắc Mĩ (17 người/km2), Bắc Âu ( 55 người /km2).
+ Những vùng hoang mạc ờ châu Phi thuộc khu vực Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi (mật độ dân số từ 17 – 45 người/km2) và ở châu Đại Dương (4 người/km2).
+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-dôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao (mật độ dân số 21 người/km2).
Câu 2b
Dựa vào bảng 24.2, hãy nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 - 2005.
Phương pháp giải:
Phân tích bảng số liệu.
Lời giải chi tiết:
* Phân bố dân cư theo thời gian ở các châu lục có sự thay đổi
- Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi.
- Số dân châu Á là đông nhất (chiếm hơn 50% thế giới), dân số có sự biến động nhẹ nhưng nhìn chung có xu hướng tăng (từ 53,8% năm 1650 lên 60,6% năm 2005). -> Vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
- Dân cư châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ năm 1650 - 1750, sau đó tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số (24,2% năm 1850), rồi sau đó bắt đầu giảm đột ngột (11,4% năm 2005) -> phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương.
- Dân cư châu Mĩ tăng đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi, châu Âu (từ 2,8% năm 1650 lên 13,7% (2005).
- Dân cư châu Phi giảm mạnh từ 21,5% (1960) xuống còn 9,1% (1850), liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Năm 2005, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao (13,8%).
- Châu Đại Dương có số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu, châu Á tới (năm 2005 tỉ lệ dân số là 0,5%).
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay
-
Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới thời kì 1900-2005.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 95 SGK Địa lí 10
-
Căn cứ vào hình 24, em hãy cho biết: Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất? Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhhất?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 96 SGK Địa lí 10
-
Bài 1 trang 97 SGK Địa lí 10
Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố.
-
Bài 2 trang 97 SGK Địa lí 10
Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn?
-
Giải bài 3 phần câu hỏi và bài tập trang 97 SGK Địa lí 10
Cho bảng số liệu trang 96. a) Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục. b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.