Tổng hợp các phép liên kết
Tổng hợp các phép liên kết hay nhất, đầy đủ nhất giúp các em học tốt Ngữ Văn
TỔNG HỢP CÁC PHÉP LIÊN KẾT
STT |
Phép liên kết |
Khái niệm |
Phân loại |
Đặc điểm nhận diện |
1 |
Phép lặp |
Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau |
- Lặp ngữ âm: là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản - Lặp từ ngữ: nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau - Lặp cú pháp: là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng |
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước |
2 |
Phép thế |
Là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng |
- Thế đồng nghĩa: bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế - Thế đại từ: dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng |
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trướ tạo sự liên kết giữa các phần văn bản. |
3 |
Phép nối |
Là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau. |
- Nối bằng kết từ: là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên... - Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ - Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng)
|
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước |
4 |
Phép liên tưởng |
Là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản |
- Liên tưởng cùng chất - Liên tưởng khác chất
|
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước |
5 |
Phép nghịch đối |
Là sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau |
Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là: - Từ trái nghĩa - Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định) - Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối) - Từ ngữ dùng ước lệ |
- Từ trái nghĩa - Từ ngữ phủ định - Từ ngữ miêu tả - Từ ngữ dùng ước lệ |
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay
-
Tổng hợp các phong cách ngôn ngữ
Tổng hợp các phong cách ngôn ngữ hay nhất, đầy đủ nhất giúp các em học tốt Ngữ Văn
-
Tổng hợp các thao tác lập luận
Tổng hợp các thao tác lập luận hay nhất, đầy đủ nhất giúp các em học tốt Ngữ Văn
-
Tổng hợp các biện pháp tu từ
Tổng hợp các biện pháp tu từ hay nhất, đầy đủ nhất giúp các em học tốt Ngữ Văn
-
Tổng hợp các phương thức biểu đạt
Tổng hợp các phương thức biểu đạt hay nhất, đầy đủ nhất giúp các em học tốt Ngữ Văn