Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Trong lòng mẹ"Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Trong lòng mẹ" hay nhất Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
MB 1 Mỗi lần ngồi lật dở và đọc từng trang “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng tôi không đọc bằng mắt nữa mà để cho trái tim tự đọc, tự cảm nhận và tự rung động. Văn của ông rất sâu, rất sắc bởi nó cứa vào lòng người niềm thương cảm chân thành nhất. Đoạn “Trong lòng mẹ” trích trong “Những ngày thơ ấu” có lẽ là trích đoạn có sức lay động và ám ảnh người đọc nhất về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Bằng ngòi bút tinh tế và tình cảm sâu đậm Nguyên Hồng đã dẫn người đọc khám phá văn chương của mình bằng trái tim. MB 2 Một trong những nhà văn để lại cho tôi ấn tượng nhất có lẽ là Nguyên Hồng. Bởi trong những trang văn của ông chất chứa dạt dào một thứ tình cảm bình yên đến lạ lùng, tâm hồn ta sẽ được trở về với những ngày thơ ấu hồn nhiên, được bình yên sau cuộc sống bộn bề, được chìm đắm trong tình yêu thiết tha của tình mẹ. tác phẩm tiêu biểu cho lối phong cách sáng tác ấy chính là “Những ngày thơ ấu” của ông. Đặc biệt là đoạn trích “Trong lòng mẹ”. MB3 Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông để lại số lượng tác phẩm tương đối phong phú và giàu giá trị. Ông là nhà văn của những người cùng khổ, đồng cảm và có tình yêu thương tha thiết với họ, bênh vực và bảo vệ những phẩm chất tốt đẹp trong họ. Những ngày thơ ấu là tập hồi kí tiêu biểu cho phong cách Nguyên Hồng: giản dị, chân thành, đậm chất trữ tình. Trong lòng mẹ thuộc chương thứ IV của tác phẩm, thể hiện tình yêu thương sâu sắc của bé Hồng với mẹ. MB 4 “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là tập hồi kí viết về những tháng ngày tuổi thơ cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả - một tuổi thơ mồ côi, chịu bao nhiêu tủi cực, thiếu thốn. Và có lẽ, trong tác phẩm, làm cho người đọc cảm động nhất chính là đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Đoạn trích đã cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương cùng nỗi đau tinh thần bấy lâu của bé Hồng đồng thời là khát khao tình mẫu tử của bé. MB 5 Nhẹ nhàng mà sâu lắng, văn Nguyên Hồng từ từ rót vào trái tim người đọc như dòng nước sống mát lành. Nguyên Hồng là thế, tự kể về cuộc đời của mình, để từ đó cảm xúc được đẩy lên một cách chân thực nhất. Ta sẽ tìm được dấu ấn ấy trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” Tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” được viết năm 1938, và xuất bản năm 1940. Đó là câu chuyện về cậu bé Hồng, hay cũng của chính nhà văn. Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|