Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-roVăn bản đã trình bày một cách cụ thể, rõ nét và sinh động lễ hội của người Chơ-ro Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Tóm tắt văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro: - Người Chơ-ro (hay còn gọi là Đơ-ro), Châu Ro, là một trong những tộc người có mặt sớm nhất trên vùng đất Đồng Nai. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối giao hòa gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng được xem là Tết của người Chơ-ro - Lễ được tổ chức định kì hằng năm, thường diễn ra từ ngày 15 – 30/3 âm lịch, sau khi thu hoạch - Mục đích: để đồng bào Chơ-ro tạ ơn thần linh đã cho một mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau nhà nhà được no đủ - Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ) - Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi trưa, sau khi mọi việc chuẩn bị hoàn tất. - Lễ vật gồm có: gà, heo, rượu cần, những bông lúa, hoa quả, nhiều loại bánh như bánh giầy mè đen, bánh tét. - Trong suốt quá trình làm lễ, khi tiếp chuyện với thần và khi khấn vái đều có nhạc đệm của dàn cồng chiêng. Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc - Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của dân tộc Bố cục - Đoạn 1 (Từ đầu … đến "được no đủ"): giới thiệu đôi nét về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa. Nội dung chính Văn bản đã trình bày một cách cụ thể, rõ nét và sinh động lễ hội của người Chơ-ro, đem đến những thông tin bổ ích, hấp dẫn cho người đọc từ đó cho thấy ý nghĩa và nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng.
Quảng cáo
|