Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Tóm tắt mục I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á hiện nay

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (đọc thêm)

Sau chiến tranh, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á. Tạo nên những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội:

- Về kinh tế: Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc.

- Về chính trị: đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản thực dân.

- Về xã hội: sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc.

+ Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh dần cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp.

+ Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng.

- Cùng với những chuyển biến trong nước, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cao trào cách mạng thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

a) Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:

- Tác động từ chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới.

b) Nét lớn về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:

So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:

Một làBước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.

- Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)

Hai làSự xuất hiện xu hướng vô sản

- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).

- Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.

ND chính

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á: nguyên nhân, điều kiện bùng nổ, đặc điểm.

Sơ đồ tư duy Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay