Tìm hiểu chung về Những câu hát châm biếmNhững câu hát châm biếm bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7 Quảng cáo
1. Tìm hiểu chung a. Khái niệm - Ca dao dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ của dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc. b. Ví dụ - Ca dao: "Trống cơm khéo vỗ nên vông Một bầy con xít lội sông đi tìm Thương ai con mắt lim dim Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ" - Dân ca: "Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông. Một bầy tang tình con xít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim. Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng". 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Giá trị nội dung “Những câu hát châm biếm” đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội b. Giá trị nghệ thuật - Thể thơ lục bát - Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng - Biện pháp nghệ thuật nói ngược, phóng đại Sơ đồ tư duy về "Những câu hát châm biếm": Loigiaihay.com
Quảng cáo
|