Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884Tóm tắt mục III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884 Quảng cáo
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An - Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng. - Ngày 18/08/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc. 2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883). * Nội dung của Hiệp ước Hác-măng: - Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. + Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí. + Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. + Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ. - Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen. - Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước. => Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến - Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt. - Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng. ND chính
Sơ đồ tư duy Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884 Loigiaihay.com
Quảng cáo
|