Tào Tháo uống rượu luận anh hùng - La Quán Trung
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng - La Quán Trung bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
I. Tác giả
Xem thêm tác giả La Quán Trung.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Vị trí đoạn trích:
- Hồi 21 (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng - Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ).
b. Bố cục: 5 phần
+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị.
+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.
+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ.
+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.
+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Nhân vật Lưu Bị
- Tình thế của Lưu Bị:
+ Thế lực còn yếu, phải nương dựa vào Tào Tháo.
+ Tìm mọi cách để giấu ý đồ chiến lược của mình.
- Phản ứng trước câu hỏi dò xét của Tào Tháo:
+ Giật mình, đánh rơi thìa đũa, ung dung cúi nhặt.
+ Dẫn câu nói của Khổng Tử.
+ Lợi dụng tiếng sấm che giấu thái độ và mưu đồ.
=> Khôn ngoan, thận trọng, bình tĩnh đối phó.
- Quan niệm về người anh hùng:
+ Cứu khốn phò nguy.
+ Báo đền nợ nước, yên định lê dân.
=> Có chí khí làm vua.
=> Tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên: trầm tĩnh đầy bản lĩnh, khiêm nhường, khôn ngoan, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn.
b. Tính cách nhân vật Tào Tháo:
- Quan niệm về người anh hùng:
+ Chỉ đề cao tài năng cá nhân “phải hơn đời, chí lớn tung hoành bốn phương”.
+ Không thấy được yêu cầu đạo đức đối với người anh hùng.
+ Đa nghi, kiêu ngạo.
+ Có tài bao trùm vũ trụ.
- Bản chất:
+ Có tài thao lược nhưng mưu mô xảo quyệt.
+ Bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích.
+ Đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan, thiếu cảnh giác.
=> Tính cách tiêu biểu của Tào Tháo qua đoạn trích trên: bản lĩnh, tự tin đến mức tự cao tự đại, chủ quan, coi thường Lưu Bị.
c. Giá trị nội dung:
Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
d. Giá trị nghệ thuật:
- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay
-
Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ - Đặng Trần Côn
Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ - Đặng Trần Côn bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
-
Trao duyên (Truyện Kiều) - Nguyễn Du
Trao duyên (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
-
Nỗi thương mình (Truyện Kiều) - Nguyễn Du
Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
-
Chí khí anh hùng (Truyện Kiều) - Nguyễn Du
Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
-
Thề nguyền (Truyện Kiều) - Nguyễn Du
Thề nguyền (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10