Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt siêu ngắnSoạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2) - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố giao tiếp sau: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. - Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau: quá trình tạo lập văn bản do người nói/viết thực hiện và quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe/đọc thực hiện. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Đặc điểm cơ bản của văn bản: - Mỗi văn bản tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. - Cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu chặt chẽ, các câu trong văn bản liên kết thống nhất. - Mỗi văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung. Hình thức biểu hiện nội dung, thường mở đầu bằng một tiêu đề và kết thúc thích hợp với từng loại văn bản. => Các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại: Văn bản sinh hoạt; Văn bản nghệ thuật; Văn bản báo chí; Văn bản chính luận; Văn bản khoa học; Văn bản hành chính. Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Đặc trưng của PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật:
Câu 5 Video hướng dẫn giải Câu 5 (trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Ôn tập về lịch sử tiếng Việt: a. Trình bày khái quát về tiếng Việt: - Nguồn gốc bản địa, gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ta. - Quan hệ họ hàng: tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhóm Việt Mường. - Lịch sử phát triển gồm 5 giai đoạn chính: + Tiếng Việt thời kì dựng nước: phát triển gắn bó với tiến trình phát triển của dân tộc Việt. + Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: bị chèn ép và đồng hóa nặng nề. Để bảo tồn và phát triển, tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ Hán theo hướng Việt Hóa (âm đọc, ý nghĩa, phạm vi sử dụng). + Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ: ngày càng phát triển, uyển chuyển, tinh tế; sáng tạo ra chữ Nôm; phát triển với hoạt động thơ ca nghệ thuật. + Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc: bị tiếng Pháp chèn ép tuy nhiên với sự thông dụng của chữ quốc ngữ, sự ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây, tiếng Việt vẫn liên tục, nhanh chóng hình thành và phát triển. + Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay: chức năng xã hội được mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam độc lập, tự chủ. b. Kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam: - Viết bằng chữ Hán: Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)… - Viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), chùm thơ thu (Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến, Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)… - Viết bằng chữ quốc ngữ: Đồng chí (Chính Hữu), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Con cò (Chế Lan Viên), Làng (Kim Lân), Chí Phèo (Nam Cao),… Câu 6 Video hướng dẫn giải Câu 6 (trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Tổng hợp yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng mẫu sau:
Câu 7 Video hướng dẫn giải Câu 7 (trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Câu đúng: b, d, g, h. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|