Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn

Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

a. Mục đích của lập luận là đi tới kết luận: Bọn Vương Thông vừa không hiểu rõ thời thế vừa dối trá.

b.

- Lý lẽ 1: "Được thời có thế… thành lớn".

- Lý lẽ 2: "Mất thời không thế… mà thôi".

c. Lập luận là thao tác đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng nhằm dẫn người đọc/nghe đi đến một kết luận nào đó mà người nói/viết muốn đạt tới.

Phần II

Video hướng dẫn giải

CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN

1. Xác định luận điểm

a. Bài văn nghị luận bàn về vấn đề lạm dụng tiếng nước ngoài ở nước ta. Tác giả có quan điểm phê phán đối với vấn đề trên.

b. Bài viết có hai luận điểm lớn:

- Bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta tiếng Anh lấn át tiếng Việt.

- Báo chí nước ta đưa nhiều dung lượng tiếng nước ngoài làm người đọc trong nước bị thiệt thông tin.

2. Tìm luận cứ

a.

* Tìm luận cứ cho luận điểm ở đoạn trích mục I:

- Luận cứ 1: "Được thời có thế… thành lớn".

- Luận cứ 2: "Mất thời không thế… mà thôi".

=>  Các luận cứ bằng lý lẽ.

* Tìm luận cứ cho các luận điểm ở bài Chữ ta (Hữu Thọ):

- Luận điểm 1: bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta tiếng Anh lấn át tiếng Việt.

+ Luận cứ 1: Cách sử dụng chữ nước ngoài rất văn minh, hợp lý trên các biển hiệu, quảng cáo ở Xơ-un.

+ Luận cứ 2: Hiện tượng lạm dụng chữ nước ngoài trên các biển hiệu, quảng cáo ở nước ta.

- Luận điểm 2: báo chí nước ta đưa nhiều dung lượng tiếng nước ngoài làm người đọc trong nước bị thiệt thông tin.

+ Luận cứ 1: Cách sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí Hàn Quốc.

+ Luận cứ 2: Cách sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí ở nước ta.

b. Các luận cứ bằng đều bằng dẫn chứng thực tế, những việc "mắt thấy tai nghe của tác giả".

3. Lựa chọn phương pháp lập luận

a. Trong ngữ liệu 1, Nguyễn Trãi dùng phương pháp diễn dich và quan hệ nhân quả.

Trong ngữ liệu 2, Hữu Thọ dùng phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

b. Một số phương pháp lập luận thường sử dụng: quy nạp, diễn dịch, phản đề, loại suy…

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tìm hiểu đoạn trích bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX và xác định:

- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.

- Luận cứ:

+ Lý lẽ: đưa ra 4 biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo "lòng thương người… giữa người với người".

+ Dẫn chứng: kể tên các tác phẩm trong văn học Phật giáo, sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và các tác phẩm trong giai đoạn 3 của văn học trung đại.

- Phương pháp lập luận: diễn dịch.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tìm luận cứ cho các luận điểm sau:

a. Đọc sách đem lại nhiều điều bổ ích:

- Đọc sách đem lại tri thức mới về mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, khoa học…

- Đọc sách đem lại những trải nghiệm cuộc sống, những bài học quý giá.

- Đọc sách giúp khám phá và rèn luyện bản thân.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

- Ô nhiễm môi trường đất.

- Ô nhiễm môi trường nước.

- Ô nhiễm môi trường không khí.

c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

- Các sáng tác dân gian được thưởng thức và lưu truyền ngay trong các tình huống lao động, vui chơi, lễ hội của cuộc sống thường ngày của nhân dân.

- Các sáng tác dân gian ban đầu không được ghi chép và được thưởng thức, ghi nhớ, lưu truyền đều qua truyền miệng.

- Các sáng tác dân gian được tập thể đồng sáng tạo và có tính dị bản.

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Viết đoạn văn:

      Đọc sách đem lại nhiều điều bổ ích và quý giá cho con người. Trước hết, đọc sách giúp chúng ta mở mang tri thức về mọi lĩnh vực. Đến với sách là đến với kho tri thức khổng lồ của nhân loại, nơi bạn có thể tìm thấy hiểu biết về khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học…, về khoa học xã hội như lịch sử, ngôn ngữ, văn học… cho đến các bộ môn nghệ thuật. Những điều bổ ích mà sách đem lại không chỉ có tri thức mà còn có những bài học triết lý, những trải nghiệm sống của những người đi trước hoặc những người cùng thời mà không cần phải đi đến tất cả mọi nơi, mọi thời hay trải nghiệm mọi hoàn cảnh để có được chúng. Những trải nghiệm tôn giáo tín ngưỡng hay trải nghiệm kinh doanh, trải nghiệm yêu thương, thành công, thất bại… đều trở thành bài học để chúng ta tránh cho mình những bước đi sai lầm trong cuộc đời mình. Thêm vào đó, ngay khi bạn đọc sách, bạn có cơ hội khám phá sở thích, mối quan tâm của chính mình. Đó cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn rèn luyện khả năng ngôn ngữ, các kỹ năng đọc, tưởng tượng và tiếp nhận thông tin mới.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close